KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 03/2017- LỚP MẪU GIÁO BÉ
Giáo viên: Đường Thị Hương
Hoạt động
|
Thời gian
|
Chỉ số
đánh giá
|
|
Tuần I
|
Tuần II
|
Tuần III
|
Tuần IV
|
|
|
|
Trò chuyện-
đón trẻ
|
* Cô đón trẻ: quan tâm đến sức khỏe của trẻ; nhắc trẻ cách sử dụng một số từ chào hỏi. Nghe các bài hát về các phương tiện giao thông. Trò chuyện về cách tham gia và chấp hành luật giao thông.
- Những loại phương tiện giao thông mà bé biết?
- Tìm hiểu về công dụng và đặc trưng của các loại phương tiện đó
- Xem tranh ảnh, video về các bạn nhỏ tham gia giao thông.
|
|
Thể dục sáng
|
* Tập thể dục theo nhạc chung của trường: bằng hoa, vòng, gậy
+ Hô hấp: Gà gáy
+Tay: Ra trước- đưa lên cao
+ Chân: Bước lên phía trước-sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ, co duỗi chân
+ Bụng: Cúi về phía trước, quay sang trái, sang phải
+ Bật: Chụm tách
+ Vận động theo nhạc: Gummy bear, , Maraca.
|
|
|
Hoạt động học
|
Thứ 2
|
(06/03-10/03)
GDTC
Đi, chạy trong đường hẹp
TC: Đuổi bắt cô
|
(13/03-17/03)
GDTC
Chuyền bóng sang phải, sang trái
|
(20/03-24/03)
GDTC
Bật xa ném trúng đích
TC: Lộn cầu vồng
|
(27/03-31/03)
GDTC
Bò cao chui qua cổng
|
|
|
Thứ 3
|
KPKH
Trò chuyện về ngày quốc tế phụ nữ 8-3
|
LQVT
Đếm và tô màu cho nhóm có số lượng là 3
|
KPKH
Trò chuyện, tìm hiểu về thuyền buồm
|
LQVT
So sánh nhiều hơn, ít hơn
|
|
|
Thứ 4
|
Âm nhạc
VĐ: Quà 8-3 (Xuân Mai
NH: Quà 8-3 (Bảo An)
|
Âm nhạc
DH: Đèn đỏ đèn xanh
NH: Đi trên vỉa hè bên phải
|
Âm nhạc
NH: Em đi chơi thuyền
TC: Tai ai tinh
|
Âm nhạc
DH: Em đi qua ngã tư đường phố
|
|
|
Thứ 5
|
Tạo hình
Làm thiệp tặng mẹ
|
Tạo hình
Vẽ ô tô tải(BTV)
|
Tạo hình
Tô màu chiếc thuyền buồm
|
Tạo hình
Dán bộ phận còn thiếu của tàu hỏa(TC)
|
|
|
Thứ 6
|
Văn học
Thơ: “Mẹ và cô”
|
Văn học
Thơ: “Xe chữa cháy”
|
Văn học
Truyện: “Ai quan trọng hơn”
|
Văn học
Truyện: “Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng”
|
|
|
Hoạt động
ngoài trời
|
- Quan sát các phương tiện giao thông có trong trường
- Dạo chơi ngắm cảnh tại sân trường.
- Tham gia chương trình văn nghệ 8-3
- TCVĐ: Đuổi bắt cô, lộn cầu vồng
- Chơi với đồ chơi mang theo
|
|
|
Hoạt động góc
|
* Góc trọng tâm: Trang trí lớp học chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8-3
* Góc phân vai:
- Gia đình: Cùng mẹ đi siêu thị
- Bán hàng: rau, củ, quả, hoa, thiệp 8-3.
* Góc nghệ thuật: Biểu diễn những bài hát về bà, cô, mẹ
* Góc thiên nhiên: chăm sóc cây, gọi tên cây, tưới nước vườn hoa
|
|
|
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
|
- Thực hành: mời cô mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn. Rửa tay trước khi ăn. Đánh răng sau ăn.
|
|
|
Hoạt động chiều
|
- Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động và mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô
- Rèn kỹ năng, tạo tình huống khi tham gia giao thông cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ kỹ năng vệ sinh: lau dọn và sắp xếp đồ chơi cùng cô.
- Tổ chức hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 8-3.
- Chơi theo ý thích
|
|
|
Thứ sáu hàng tuần tổ chức biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan.
|
|
|
Chủ đề- sự kiện
|
Ngày quốc tế phụ nữ 8-3
|
Phương tiện giao thông đường bộ
|
Du thuyền Hồ Tây
|
Tàu hỏa
|
|
|
Đánh giá kết quả thực hiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài hát: Quà 8-3 (Xuân Mai)
Em làm được một cánh hoa
Cô cho em mang về nhà
Em nói rắng: “Con biếu mẹ”
Quà mồng tám tháng ba
Quà mồng tám tháng ba
Bài hát: Đèn đỏ đèn xanh
Dung dăng dung dẻ, vui vẻ cùng đi chơi
Đèn đỏ báo rồi, bạn ơi chờ tí nhé
Dung dăng dung dẻ, vui vẻ cùng đi chơi
Đèn xanh báo rồi, bạn ơi đi nhé
Đèn xanh báo rồi, bạn ơi mời bạn đi chơi
Bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố
Trên sân trường, chúng em chơi giao thông
Đi vòng quanh qua ngã tư đường phố
Đèn bật lên màu đỏ thì em dừng lại
Đèn bật lên màu xanh em nhanh qua đường
Thơ: “Mẹ và cô”
Buổi sáng bé chào mẹ
Chạy đến ôm cổ cô
Buổi chiều bé chào cô
Rồi sà vào lòng mẹ
Mặt trời mọc rồi lặn
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
Là mẹ và cô giáo
Thơ: “Xe chữa cháy”
Mình đỏ như lửa Nhà nào bốc lửa
Bụng chứa nước đầy Tôi dập liền tay
Tôi chạy như bay Ai gọi chữa cháy
Hét vang đường phố Có...ngay! Có...ngay!
Truyện: Ai quan trọng hơn
Hôm nay là ngày nghỉ, cậu chủ được bố mẹ cho đến nhà ông bà ngoại chơi. Trước khi đi,cậu vẫn cong điều khiển cái oto chở khách mà cậu thích. Vì thế, khi cậu đi rồi mới xảy ra một cuộc tranh cãi giữa các loại phương tiện giao thông xem ai quan trọng hơn.
Oto chở khách vênh mặt nói :
- Tôi quan trọng nhất vì tôi trở được nhiều người , tôi đi xa cũng được , đi gần cũng được . Tôi chạy lại nhanh chứ không chậm như cậu Xe Đạp.
Tàu thủy cãi :
- Tôi còn trở được nhiều hơn cả bạn. Tôi còn có cả những căn phòng nhỏ để hành khách thấy thoải mái như ở nhà, Đường của chúng tôi rộng hơn, thoáng mát hơn, không sợ bị tắc nên mọi người không sợ hít khói như xe của bạn.
Máy bay thì bĩu môi dè bỉu :
-Oto, Tàu thủy đã nhanh bằng tôi chưa mà cứ đòi tranh cãi. Này nhé. 7 giờ sáng tôi còn ở hà nội, vậy mà chỉ đến 9 giờ sáng tôi đã ở trong thành phố Hồ Chí Minh rồi. Còn các bạn chạy ít nhất cũng mất 2 ngày rồi.
Xe Máy có vể điềm tĩnh hơn :
-Ừ các bạn cũng nhanh và chở được nhiều thật đấy. Nhưng tôi mới là phương tiện mà mọi người cần đến nhiều nhất. Ông bà chủ đây ngày nào cũng cần tôi để đi làm, còn các bạn, chẳng mấy khi được ông bà chủ dùng đến.
Xe đạp từ nãy giờ vẫn im lặng thu mình trong một góc, bây giờ mới lên tiếng:
-Tôi tuy chậm thật đấy, nhưng lại giúp cho mọi người tập thể dục thể thao để có sức khỏe tốt. Còn các bạn chỉ làm cho mọi người lười biếng đi mà thôi.
Cả bọn tranh cãi với nhau xong lại ngẫm nghĩ: “Ừ, ai nói cũng đúng cả. Thôi, để cậu chủ sẽ phân giải”. Nhưng Máy Bay cho rằng cậu chủ thích xe ô tô, ông chủ thì hay dùng xe đạp luyện tập buổi sáng nên sẽ không công bằng. Thế là chúng quyết định chọn bà chủ vì bà là cô giáo, vừa hiểu biết nhiều lại công bằng.
Đến chiều bà chủ về, chúng kéo lại nhờ bà phân giải. Nghe xong, bà chủ nói:
-Loại phương tiện giao thông nào cũng quan trọng cả vì đều có ích cho mọi người. Nhưng điều quan trọng hơn cả là tất cả các loại phương tiện giao thông đều phải thực hiện đúng luật giao thông, luật đi đường thì mới không xảy ra tai nạn và chỉ có an toàn giao thông mới đem lại hạnh phúc cho mọi người.
Bấy giờ cả bọn mới ồ lên sung sướng: “Vậy mà chúng mình cứ mất thì giờ tranh cãi mãi”