KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 1/2017- LỨA TUỔI NHÀ TRẺ 18-24 THÁNG
Giáo viên: Hồ Thị Loan- Lớp Baby1
Hoạt động
|
Thời gian
|
Tuần I
Từ 02-6/1
|
Tuần II
Từ 9 – 13/1
|
Tuần III
Từ 16 – 20/12
|
Tuần IV
Từ 23– 27/1
|
Trò chuyện-
đón trẻ
|
* Cô đón trẻ: Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm được tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Dạy trẻ biết chào, tạm biệt, cảm ơn, vâng ạ
- Xem tranh ảnh, trò chuyện với trẻ về ngày tết Việt Nam
- HD trẻ vào góc chơi ( Biết lấy đồ chơi và chơi cùng bạn)
|
Thể dục sáng
|
* Tập theo nhạc ( Tập với nơ)
+ Hít thở:
+Tay: Đưa tay lên cao, hạ xuống
+ Lưng-bụng: Quay người sang 2 bên, cúi người xuống đứng thẳng người lên
+ Chân: Đứng nhún chân, ngồi xuống, đứng lên
|
Hoạt động học
|
Thứ 2
|
Dạy hát: sắp đến tết rồi( Lần1) . TC: chơi với dụng cụ âm nhạc
|
Nghe hát: con heo đất( Lần1)
|
Dạy hát: sắp đến tết rồi( Lần2) TC: Chơi với dụng cụ âm nhạc
|
Nghe hát: con heo đất( Lần2)
|
Thứ 3
|
Nhận biết: Hoa đào- hoa mai
|
Nhận biết: Chiếc bánh chưng xanh
|
Nhận biết: Hòa đào- hoa mai
|
Nhận biết
Chiếc bánh chưng xanh
|
Thứ 4
|
Xé dán hoa mai- đào
|
Chơi với đất nặn
|
Trang trí cho cây mai vàng
|
Di màu cho chiếc bánh chưng
|
Thứ 5
|
Đi trong đường zic zắc
TC: đoàn tàu
|
Bước qua chướng ngại vật
TC : chuyền bóng cho bạn
|
Đi trong đường zic zắc vật trên tay
TC : đoàn tàu
|
Bước qua chướng ngại vật
TC : chuyền bóng cho bạn
|
Thứ 6
|
Thơ : Cây đào( L1)
|
Truyện: sự tích bánh chưng bánh dầy( L1)
|
Thơ : Cây đào ( L2)
|
Truyện: sự tích bánh chưng bánh dầy( L2)
|
Hoạt động
ngoài trời
|
- Dạo chơi và quan sát cây đào, cây mai, thiên nhiên ở sân trường
- TCVĐ:
- chơi với đồ chơi ngoài trời
|
Chơi tập ở góc
|
* Góc trọng tâm: Góc vận động:
+Vận động tinh: Xâu luồn dây,
+ Quan sát cô gói bánh chưng, cùng cô trang trí mâm quả
*Góc nghệ thuật: biểu diễn bài thơ, bài hát cùng với đồ dùng âm nhạc
*Góc tạo hình: Tập cầm bút , di màu bức tranh có hình vẽ đơn giản,
*Góc ngôn ngữ : Xem tranh, hình ảnh về ngày tết
Nghe bài hát về ngày tết
|
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
|
Luyện tập một số kỹ năng tự phục vụ: :
-Mời cô mời bạn khi ăn, Tự xúc cơm, tự cầm cốc uống nước.
- Biết tự đi dép và cất dép
- Biết rửa tay, lau tay
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định
|
Chơi – Tập buổi chiều
|
- Vận động nhẹ nhàng theo nhạc bài: nắng sớm
- HD trò chơi: xếp hình ,
-Chơi với đồ chơi xếp hình ,dán hoa trang trí cây đòa
- Nghe hát : mẹ đi vắng
- Đọc vè ,trò chơi con thỏ
- Chơi theo ý thích
|
Thứ sáu trải nghiệm cuối tuần, nêu gương bé ngoan.
|
Chủ đề- sự kiện
|
|
|
Ngày tết thật là vui
|
|
Đánh giá kết quả thực hiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thơ: Cây đào
Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng
Chúng em chỉ mong
Mùa đào mau nở
Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
Truyện: sự tích bánh chưng bánh dầy
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Bài hát: con heo đất
Mẹ mua cho em con heo đất
Mẹ mua cho em con heo đất
í o i ò ....
Ngày hôm nay em vui lắm,
Cầm heo trên tay em ngắm
í ò í o ....
Làm sao cho heo mau lớn,
Làm sao cho heo mau lớn,
í o i ò ....
Heo không cần ăn cơm
Heo không đòi ăn cá
Heo chỉ cần em bế trên tay
ầu ơ
Em không thèm mua kem (ut it)
Em không thèm mua bánh (ut it)
Em để dành cho heo
Em lì xì heo đất hai trăm mỗi ngày
Này heo ơi (ơi), ngoan nhé
(ngoan nhé) í o
Này heo con ơi (ơi)
mau lớn (mau lớn
Bài hát: ngày xuân long phụng sum vầy
Cánh én nơi nơi, khắp phố người người đi hái lộc
Đẹp xinh đất trời màu áo trắng tung bay cùng muôn ngàn hoa
Trong tiếng trống xuân, Long Phụng về đây sum vầy
Phát Lộc Tài ở khắp nơi phố phường
Một năm mới an khang, bình an bên nhau.
Mừng tết đến và lộc đến nhà nhà
Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi
Chúc cụ già được sống lâu, sống thọ
Cùng con cháu sang năm lại đón tết sang.
Và kính chúc người người sẽ gặp lành
Tết sau được nhiều lộc hơn tết nay
Tết đến đoàn tụ cùng ở bên bếp hồng
Và nồi bánh chưng xanh chờ xuân đang sang