HỌC TIẾNG ANH MẦM NON TỰ NHIÊN NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ


Một vài năm gần đây, học tiếng Anh mầm non đang rất được quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã đầu tư khá nhiều thời gian, tiền của và công sức, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa hài lòng về kết quả đạt được. Vậy vấn đề nằm ở khâu nào trong quy trình giảng dạy khiến chất lượng học tiếng Anh chưa cao, đặc biệt là tiếng Anh giao tiếp của trẻ.

 

DSCN0186.JPG

 

Cho trẻ học tiếng Anh sớm là việc phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Vì đây là ngôn ngữ phổ biến, một công cụ quan trọng để chuyển tải kiến thức cho các môn học khác. Theo các chuyên gia thì cho trẻ làm quen với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Bởi não bộ của trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu, đồng thời các cơ quan nghe nhìn của trẻ trong độ tuổi dễ "hấp thụ" này sẽ giúp trẻ tiếp cận với các ngôn ngữ cực kỳ nhanh nhạy. Theo nghiên cứu thì trẻ 2-3 tuổi có thể tiếp nhận một ngôn ngữ mới cũng tương tự như ngôn ngữ mẹ đẻ. Ban đầu trẻ có thể có một chút nhầm lẫn trong việc nhận biết người đang giao tiếp với mình bằng ngôn ngữ nào. Nhưng sau đó sẽ hoàn toàn phân biệt được rõ ràng đâu là tiếng mẹ đẻ và đâu là ngôn ngữ khác. Cho tới đổi tuổi từ 8-9 tuổi thì trẻ có thể song song tiếp nhận hai ngôn ngữ rất tốt. Vì vậy, cho trẻ học ngoại ngữ sớm là điều nên làm, nhưng cần đúng cách.

 Để trẻ học tiếng Anh một cách thực sự hiệu quả, cần giúp trẻ đi theo những phương pháp phù hợp, tự nhiên như người bản xứ.

 Thông thường các trung tâm đào tiếng Anh ở Việt Nam thường cho trẻ học kết hợp cả 4 kĩ năng cùng một lúc. Nhưng đối với người bản xứ thì họ chỉ chú trọng dạy cho trẻ thành thạo từng kĩ năng một, theo thứ tự ưu tiên. Kỹ năng đầu tiên cần cho trẻ đó là nghe và hiểu. Tại sao kĩ năng này lại được xếp thứ tự thứ nhất? Bởi vì cũng như trẻ học tiếng mẹ đẻ, thì trước hết chúng sẽ nghe để có một vốn từ vựng phong phú cho mình, gắn liền với giao tiếp hàng ngày, với cuộc sống chứ không chỉ là học thuộc hay học vẹt. Sau khi trẻ đã có một vốn từ kha khá thì tiếp theo kĩ năng nói sẽ giúp trẻ lặp lại những điều mình học được.

 Chúng ta vẫn thường nhầm tưởng, bảng chữ cái là việc đầu tiên trẻ cần học. Thực tế thì 2 kĩ năng trên mới thực sự cần thiết trong những quá trình học tiếng Anh của trẻ ở độ tuổi mầm non. Chỉ khi đã có một vốn từ vững chắc và phong phú, cũng như ở độ tuổi từ 6 tuổi trở nên thì cho trẻ học tiếp Đọc và Viết.

 Tương tự như học tiếng Việt thì khi học tiếng Anh trẻ cũng cần học đánh vần. Điều này sẽ giúp trẻ phát âm chuẩn và không bị sai lỗi chính tả. Đây là khâu cực kì quan trọng. Tuy nhiên học đánh vần trong tiếng Anh khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên cần có chương trình giảng dạy bài bản. Ngoài ra, hãy giúp trẻ có thêm thói quen đọc sách để kích thích trí tưởng tượng và phát triển vốn từ và lối hành văn của trẻ. Thói quen tốt này là con đường tự nhiên nhất bồi đắp cho trẻ khả năng viết sau này.

 Có một nguyên tắc học tiếng Anh mầm non đó là học mọi lúc, mọi nơi, không cần tuân theo bất kì quy tắc nào. Bởi trẻ tiếp xúc với một ngôn ngữ mới không hề theo một logic nào. Trong khi các phương pháp dạy tiếng Anh lại thường đi theo một lối mòn nhất định, chính là tư duy của người lớn. Điều này khiến trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp. Đối với học tiếng Anh của trẻ mầm non thì cách khắc phục điều này là để trẻ tự nhiên tiếp xúc với các từ vựng đơn giản nhất như màu sắc, đồ dùng; cho tới những từ phức tạp hơn liên quan đến cảm xúc,... trong bất kì tình huống giao tiếp hàng ngày nào.

 Dạy tiếng Anh cho trẻ ở độ tuổi mầm non không thể áp dụng những phương pháp truyền thống với những cấu trúc ngữ pháp hay lý thuyết về tự vựng một cách khô khan. Mà cần nắm bắt tâm lý của trẻ vẫn còn ham chơi và tò mò về thế giới xung quanh với phương pháp vừa học vừa chơi thật tự nhiên. Như việc lồng ghép kiến thức vào các câu chuyện, trò chơi tập thể, bài hát thiếu nhi dễ thuộc, tạo không khí sôi nổi, thoải mái.

 Một vài điều cũng cần lưu ý đối với việc dạy ngoại ngữ cho trẻ ở độ tuổi phát triển tư duy và định hình khả năng phát âm của trẻ này như sau: Trẻ được tiếp cận với ngoại ngữ càng sớm thì càng dễ tiếp thu; Luôn tạo không khí vui nhộn, hấp dẫn để trẻ cảm thấy hứng thú học tiếng Anh chứ không phải bị ép buộc. Điều này sẽ hỗ trợ phát triển tư duy cho trẻ; Cho trẻ học tiếng Anh mầm non với người bản xứ sẽ giúp trẻ phát âm chuẩn nhất.

 Các bậc phụ huynh có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất để bé có thể hoàn thiện kĩ năng tiếng Anh một cách tốt nhất. Hi vọng những điểm cần lưu ý mà chúng tôi sưu tầm được trên đây sẽ đóng góp được phần nào trong quá trình học tiếng Anh thành công của các bé.

CÁC TIN TỨC KHÁC
3