DẠY MẸ XỬ LÝ KHI BÉ BỊ GIÀNH ĐỒ CHƠI
Tình
huống: Con bạn đang say mê với một món đồ chơi thì đứa trẻ khác nhìn thấy và
đòi, tranh giành hoặc khóc lóc để có được. Bạn sẽ làm gì? Hãy tham khảo chuyên
gia tư vấn cách xử trí với tình huống "đời thường" này và share mẹ
nhé. Một hành động nhỏ sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục bé trưởng
thành.
Trở lại với vấn đề nêu
trê, phản ứng ban đầu của bạn có thể là “Tất nhiên là tôi phải dạy con tôi biết
cách chia sẻ rồi”. Sau tất cả, trẻ cần được học rằng chúng không thể giữ khư
khư mọi thứ cho bản thân mà cần nhận thức được rằng có rất nhiều người rất muốn
dùng hoặc chơi với những gì mà chúng có. Nhưng bằng cách làm như vậy, chúng ta
có thực sự đang dạy cho trẻ một bài học đúng đắn?
Khi chúng ta cứ luôn
tưởng rằng mình đã làm đúng khi dạy con biết từ bỏ món đồ chơi mà con yêu thích
và nhường cho người khác – dù tự nguyện hay với tiếng hét trong nước mắt - thì
có một mặt khác của câu chuyện mà chúng ta không biết, đó là chính chúng ta
đang dạy trẻ rằng nếu con muốn thì con hoàn toàn có thể có những thứ của người
khác. Dù trẻ ở vị trí nào đi chăng nữa, chúng sẽ học được rằng chúng có thể lấn
át người khác để có được những gì chúng muốn.
Vì trẻ được dạy là phải
luôn biết chia sẻ, nên chúng sẽ nghĩ rằng những đứa trẻ khác cũng sẽ phải luôn
làm điều tương tự - từ bỏ những gì mình có và chia sẻ cho người khác. Vì thế,
trong rất nhiều trường hợp, đứa trẻ thậm chí còn không muốn món đồ chơi đó,
nhưng chúng vẫn đòi cho bằng được vì đó là cơ hội để thể hiện quyền lực và sự
sở hữu đồ chơi của đứa trẻ khác.
Thay vì dạy bé cách lên
tiếng cho bản thân mình, việc ép buộc các bé phải chia sẻ với nhau sẽ dạy các
bé những suy nghĩ tiêu cực như sau:
- Mình luôn phải cạnh
tranh với người khác và mình ghét những người muốn có được đồ chơi của mình.
- Nếu mình khóc đủ to, mình sẽ nhận được những gì mình muốn, ngay cả nếu có ai
đó khác đang sở hữu nó.
- Cha mẹ là người có thể quyết định ai sẽ nhận được cái gì vào lúc nào, và điều
này là tùy theo ý thích của họ bất kể mình đã mong chờ tới lượt như thế nào.
- Mình biết rằng mình thật tham lam, nhưng mình buộc phải như thế để có được những
gì mình muốn.
- Mình nên "chơi cái này thật nhanh" bởi vì mình cũng chẳng sở hữu
được thứ đồ chơi này lâu, sớm muộn gì cũng phải chia sẻ với người khác thôi.
THAY VÌ VẬY, MẸ NÊN LÀM
GÌ?
Đó chính là cho phép
con suy nghĩ cho bản thân và cho con nhiều quyền kiểm soát hơn. Các bậc phụ
huynh thường tin rằng chúng ta nên điều chỉnh và kiểm soát cách cư xử và phản
ứng của con bởi vì chúng ta hiểu rõ tình huống hơn con, nhưng thật ra, điều
chúng ta cần làm chính là lùi ra sau một chút và để trẻ tự điều chỉnh hành vi
của mình. Hay nói cách khác, chúng ta cần tin tưởng rằng con có thể tự biết
cách ứng xử, tạo ra những mối liên hệ và đi đến quyết định đúng đắn.
Nếu làm như vậy, trẻ có
thể chơi một cách vui vẻ đến bất kì lúc nào mà chúng muốn, mà không phải chịu áp
lực phải tranh giành hay sự kiểm soát của bố mẹ về thời gian được chơi đồ chơi
đó. Và quan trọng hơn cả là trẻ có thể sẵn sàng và vui vẻ chia sẻ đồ chơi đó
khi mình chơi xong.
Bố mẹ không nên kiểm
soát con quá nhiều mà thay vào đó hãy cho con nhiều tự do và quyền quyết định
hơn.
Không chỉ thế, trẻ còn học được rằng chúng không phải từ bỏ những gì chúng muốn
chỉ vì một người khác cũng muốn có nó một cách tiêu cực. Thay vào đó, trẻ có
quyền lựa chọn có nên chia sẻ hay không. Hành động chia sẻ này không xuất phát
từ sự bắt buộc mà do chúng hiểu cảm giác của những đứa trẻ khác cũng muốn món
chơi món đồ đó hoặc vì chúng không muốn chơi nữa. Vì thế, phương pháp này có
tác dụng:
- Giúp trẻ nhận ra rằng
chúng có thể vẫn vui vẻ chơi đồ chơi khi chờ đợi đến lượt mình.
- Giúp trẻ học được tính kiên nhẫn.
- Cho thấy rằng trẻ không cần khóc lóc và gào thét để có được thứ mình muốn.
Rồi cuối cùng ai cũng có cơ hội thôi.
- Tạo ra tình cảm tốt và tình bạn đẹp giữa những đứa trẻ khi chúng tự nguyện
nhường đồ chơi cho nhau chứ không phải bắt ép.
- Dạy trẻ rằng chúng đã vô cùng hào phóng và tốt bụng khi nhường đồ chơi cho
bạn khác một cách tự nguyện.