Cách giúp bé nhút nhát khi gặp người lạ

Cách giúp bé nhút nhát thành tự tin khi gặp người lạ

Những trẻ em nhút nhát có thể gặp nhiều bất lợi trong xã hội năng động và cởi mở như hiện nay, bởi các bé sẽ mất nhiều thời gian hơn để cảm thấy thoải mái trong việc giao lưu tiếp xúc với mọi người. Sự nhút nhát sẽ ngăn trở khả năng tiếp thu những kỹ năng sống của bé, khiến bé khó hòa nhập với các bạn hơn, có thể gây ảnh hưởng tới thành tích học tập khi các bé không dám xung phong đặt câu hỏi, thậm chí khi lớn lên bé có thể trở thành một người cô đơn bởi sự nhút nhát. Hãy cùng mecuti dạy cho trẻ không cảm thấy nhút nhát khi gặp người lạ nhé.

Thực tế, gần như tất cả các bé ở tuổi tập đi (từ 1 đến 2 tuổi) đều trải qua giai đoạn rụt rè. Một số bé dễ dàng giao tiếp với các bé khác nhưng lại rụt rè khi giao tiếp với người lạ. Một số bé cảm thấy thoải mái hơn với người lớn nhưng lại rụt rè với các bạn cùng lứa. Lại có những trẻ cảm thấy lo âu với bất kỳ một tình huống mới nào. Hầu hết các bé ở tuổi tập đi sẽ dần dần bỏ được tính nhút nhát.

Tính nhút nhát của bé từng được coi là hoàn toàn do môi trường. Nhưng giờ đây, các chuyên gia tin rằng kiểu ứng xử của bé có một phần do ảnh hưởng di truyền. Ở giai đoạn này, điều quan trọng là phân biệt được tính rụt rè của con bạn mang tính bẩm sinh hay chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của bé. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ ăn ngon hơn nếu không còn phải băn khoăn về vấn đề này.

Giúp con bớt nhút nhát

Cùng bé tham gia vào trò chơi: Nếu con bạn rụt rè với người lạ, bạn đừng mang bé tới công viên với hy vọng nó sẽ làm quen với người lạ trong khi bạn thoải mái đứng ở ngoài. Thay vào đó, hãy cùng bé tham gia vào trò chơi cho đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn. Khi bé đã vui vẻ tham gia một hoạt động nào đó thì bạn thử lùi lại một vài bước.

Thông cảm với bé: Nên để con bạn biết rằng bạn hiểu bé cảm thấy như thế nào. Bạn có thể nói: “Con thấy ngại khi tất cả các bạn đều ồn ào phải không?”.

Khuyến khích bé: Bất cứ khi nào bé đưa tay ra để kết bạn hoặc tham gia một hoạt động, bạn hãy khen ngợi những cố gắng của bé. Nên nhớ rằng nhiều bé ở tuổi tập đi cảm thấy thoải mái khi chơi theo kiểu ngắm nhìn từ xa, quan sát và bắt chước hơn là trực tiếp chơi với bạn bè.

Tham gia vào nhóm nhỏ: Sắp xếp các nhóm nhỏ và yên tĩnh hoặc tạo ra môi trường thân thiện. Nếu sân chơi ngoài trời là nơi con bạn thích thì hãy dắt bé đến đó vào những lúc vắng người.

Bạn đừng bao giờ gọi con mình là đứa trẻ nhút nhát. Việc dán nhãn cho trẻ hiếm khi mang lại lợi ích, dù cái nhãn đó rất kêu như “thiên tài” (vì sẽ gây sức ép quá lớn đối với bé). Thực tế, bé có thể không nghĩ là mình nhút nhát. Nhưng nếu bạn thường nói điều đó thì bé sẽ tin là mình nhút nhát thật và điều này không có lợi cho việc giúp bé mạnh dạn lên.

 

CÁC TIN TỨC KHÁC
1