BÀI TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở TRƯỜNG MẦM NON

BÀI TUYÊN TRUYỀN

CÁCH PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở TRƯỜNG MẦM NON

Ngày nay, trước hàng loạt những thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan rồi đến các vụ ngộ độc thực phẩm ở các trường mầm non diễn ra trên cả nước, khiến tâm lý phụ huynh vô cùng hoang mang. Thay vì ngồi nhà và “cầu mong” cho con mình không rơi vào trường hợp xấu, các vị phụ huynh nên có những biện pháp phòng tránh kịp thời bằng cách chủ động kiểm soát chất lượng bữa ăn của con. 

♦ Phụ huynh nên có biện pháp kiểm soát bữa ăn của con tại trường

Khi lựa chọn trường học cho con, phụ huynh cần kiểm tra trực tiếp cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt là khu vực nhà bếp. Bếp ăn trường mầm non phải đảm bảo được thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều.

- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. 

- Vị trí cách xa nguồn ô nhiễm, nhà vệ sinh.

- Gian bếp sạch sẽ, có đầy đủ các khu vực chế biến: khu sơ chế, khu nấu nướng, khu bảo quản, khu rửa…

- Dụng cụ chế biến thức ăn phải được phân loại sống, chín riêng biệt

- Kiểm tra nguồn nước có đảm bảo chất lượng không?

- Nhân viên nhà bếp phải có đồ bảo hộ lao động đầy đủ, có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề

Trong quá trình cho con theo học, phụ huynh cũng nên kiểm tra thường xuyên gian bếp của nhà trường:

- Kiểm tra cách bảo quản thức ăn của gian bếp

- Kiểm tra nhân viên nấu trong bếp có thực hiện đầy đủ các nguyên tắc: rửa tay trước khi nấu, mặc đồ bảo hộ lao động..

- Kiểm tra về nguồn gốc thực phẩm nhà trường nhập về, phải có giấy kiểm định cụ thể

Nếu nhà trường có bất cứ điểm nào chưa đạt, phụ huynh thông báo lên Ban giám hiệu để có biện pháp khắc phục hoặc có quyền yêu cầu cơ quan chức năng kiểm định.

♦ Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm ở trường mầm non

- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu trẻ sốt cao từ 38.5 độ trở lên, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

- Đặt trẻ nằm nghiêng tránh bị sặc do thức ăn nôn ra hoặc nước uống.

- Bù nước và điện giải cho cơ thể bằng cách uống oresol.

- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, sữa. Trường hợp trẻ trong độ tuổi bú mẹ thì tích cực cho bú để bù lại nước, điện giải và năng lượng.

- Không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy để tránh các chất độc lưu giữ lâu trong đường tiêu hóa.

- Khi trẻ có các triệu chứng nặng như sốt cao hơn 39.5 độ, nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc không cần đi ngoài sau 2 ngày, bụng căng chướng, ý thức lơ mơ,… cha mẹ hoặc giáo viên cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để điều trị.

Ngoài ra, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, phụ huynh và giáo viên cần nhắc nhở trẻ rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Ngộ độc thực phẩm không chừa một ai nếu không có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu. Đặc biệt, trong mùa hè, nguy cơ ngộ độc rất cao do đây là thời điểm các vi khuẩn có điều kiện phát triển tốt nhất. Chính vì vậy, các vị phụ huynh và giáo viên cần hết sức lưu ý, theo dõi sát sao bữa ăn và sức khỏe của trẻ. Để nếu có bất cứ dấu hiệu ngộ độc nào, có thể xử lý ngay lập tức, tránh hậu quả đáng tiếc.

CÁC TIN TỨC KHÁC
1