KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

PHÒNG GD – ĐT QUẬN CẦU GIẤY

TRƯỜNG MẦM NON HOA TRÀ MY II


Số:     /KH-HTM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Cầu Giấy, ngày 22 tháng 9 năm 2023

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

          - Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học;

- Căn cứ Công văn số 3359/SGDĐT-CNTT-KHCN ngày 15/9/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm 2023-2024.

- Căn cứ Kế hoạch số 369/PGDĐT ngày 22/9/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm 2023-2024.

  - Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn hiện nay;

          - Căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường, trường mầm non Hoa Trà My II xây dựng kế hoạch triển khai phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm học 2023 - 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

          - Xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng. Tổ chức tốt hoạt động phòng, chống dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

          - Cung cấp các thông tin truyền thông cơ bản về các bệnh dịch cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh toàn trường, từ đó có khả năng tự giải quyết một số vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống các bệnh dịch

          - Nâng cao nhận thức kỹ năng phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh theo mùa cho phụ huynh học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên trong nhà trường, chủ động sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch bệnh kịp thời ,khống chế các bệnh dịch khi có bệnh xuất hiện trong nhà trường.

2. Yêu cầu:

          - Thông tin kịp thời đến ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, về diễn biến bệnh dịch trong nhà trường. Phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên, cách ly cấp cứu điều trị kịp thời khống chế ngăn ngừa không để bệnh lan tràn trên địa bàn

          - Kiểm soát, phát hiện, xử lý kịp thời, triệt để, hạn chế tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, góp phần giảm thiểu tác hại của dịch covid - 19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả, đau mắt đỏ, quai bị...xảy ra trong nhà trường.

          - Truyền thông bề công tác phòng bệnh, vệ sinh môi trường, kiểm soát ổ dịch, phối hợp với ngành y tế trong việc kiểm soát vùng nguy cơ, xử lí triệt để các ổ dịch nhỏ, không để dịch lan rộng.

          - Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và cơ số thuốc phòng chống các bệnh dịch có thể xảy ra trong nhà trường

          - Làm tốt công tác phối hợp giữa trạm y tế phường, Trung tâm y tế quận, y tế nhà trường và các đơn vị liên quan để phát hiện sớm, cách ly và xử lý các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh

II.  NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh

          - Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.

          -  Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

          - Xây dựng kế hoạch, theo dõi giám sát tình hình diễn biến và báo cáo kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

2. Công tác thông tin và truyền thông

          - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyề nâng cao nhận thức của CBGVNV và phụ huynh học sinh về các biện pháp phòng, chống các loại bệnh dịch theo mùa, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

          +  Cách nhận biết và các biện pháp phòng chống dịch để cán bộ giáo viên nhân viên phụ huynh học sinh hiểu biết và tự giác tham gia phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

          +  Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang vi rút trong tất cả các hình thức như dịch tiết từ từ mũi, hầu họng nước bọt dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của người bệnh. Nên khi ho phải che miệng không khạc nhổ bừa bãi nên có khẩu trang cá nhân.

          +  Mọi người có trách nhiệm vệ sinh cá nhân để phòng bệnh truyền nhiễm: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở phòng làm việc lau chùi bề mặt đồ dùng vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường, hạn chế tập chung ở những nơi đông người

          - Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý và điểu trị kịp thời. Cách ly ngay các trường hợp mắc để không lây lan ra cộng đồng.

          - Phát động chiến dịch vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, kết hợp tổ chức các chiến dịch tuyên truyền khác như hưởng ứng tuần lễ nước sạch và VSMT, tháng hành động về ATTP.

          - Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh học sinh có các biện pháp tự kiểm tra sức khỏe cho con em mình trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Giáo viên lồng ghép công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh vào các hoạt động trên lớp. Hướng dẫn trẻ thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Vệ sinh răng miệng, rửa tay dưới vòi nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi chung đồ chơi, trước và sau khi nấu ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

          - Tuyên truyền, vận động phụ huynh cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ loại từ bênh Sở, Rubella, cúm, dịch tả... và chiến dịch tiêm vaccin Sởi - Rubella cho CBGBNV trong trường.

3. Công tác chỉ đạo thực hiện

a. Các đ/c TTCM, TPCM và giáo viên các lớp:

          - Trước khi đón trẻ giáo viên lau dọn lớp và vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường, đảm bảo lớp học luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

           - Trước và sau khi ăn , đi vệ sinh giáo viên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng xả dưới vòi nước chảy, súc miệng bằng nước muối loãng sau khi ăn xong.
          - Thực hiện thường xuyên lịch vệ sinh luộc khăn ca cốc, giặt chiếu gôi...

          - Quan sát, quản lý trẻ hàng ngày phát hiện những biểu hiện lạ của dịch bệnh để có phương án xử lí kịp thời.

b. Các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng:

          - Nghiêm túc thực hiện quy trình bếp 1 chiều. Nấu ăn đúng giờ để trẻ ăn chín uống sôi.

          - Nhà trường kiểm tra thực phẩm mới tươi ngon đảm bảo chất lượng . Đặt hàng ở những nơi tin cậy, kí hợp đồng thực phẩm với các nhà cung cấp.
          - Dụng cụ nấu sơ chế phải được ngâm tráng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường

          - Không để thức ăn thừa đến ngày hôm sau. Thực hiện sấy bát đúng quy trình, tráng xoong nồi bằng nước nóng đun sôi, thu gom và xử lý chất thải theo quy định

c. Đối với cán bộ y tế

          - Kiểm tra vệ sinh trường lớp khu bếp đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn.

          - Chuẩn bị cơ số thuốc và dụng cụ trong công tác phòng chống dịch bệnh:

Hóa chất sát khuẩn như cloraminB và một số dụng cụ như găng tay y tế, khẩu trang y tế...

          - Thường trực máy điện thoại để khi có trường hợp giáo viên nhân viên học sinh xảy ra thì báo cáo với ban chỉ đạo và phòng chống bệnh truyền nhiễm.

d.  Bảo vệ - Lao công:

          Tổng vệ sinh, khơi thông cống rãnh, lau dọn nhà vệ sinh chung bằng cloraminB trong đợt dịch, bằng Vim hàng ngày (khi có học sinh)

          Lao  công vệ sinh  hành lang, cầu thang, tay vin cầu thang hàng ngày bằng nước lau nhà; bằng dung dịch cloraminB nồng độ 0,5% (khi có dịch bệnh xảy ra)

d. Đối với phụ huynh học sinh:

          - Thường xuyên trao đổi thường xuyên về tình hình sức khỏe của trẻ với giáo viên khi ở nhà.

          - Thường xuyên nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng giữ vệ sinh cá nhân vệ sinh ăn uống, khi đi ra ngoài phải mang khẩu trang để bảo vệ cho cá nhân và cộng đồng.

          - Khi phát hiện ra bệnh phải được cách ly và phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Khi trẻ còn triệu chứng bệnh truyền nhiễm không cho phép tham gia các hoạt động gặp gỡ các trẻ em khác như đến lớp đi bơi.

4. Công tác phối hợp liên ngành

          - Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế để theo dõi các trường hợp nghi ngò nhiễm bệnh... Thực hiện tốt thông tin 2 chiều giữa cơ quan y tế với nhà trường, lập danh sách theo dõi cụ thể (đầy đủ các thông tin cá nhân có liên quan).

          - Tiếp nhận, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các ban ngành hỗ trợ phòng chống các loại dịch bệnh.

          - Phối hợp phòng chống các loại dịch bệnh với cơ quan y tế và các cơ quan ban ngành của địa phương, chỉ đạo, đon đốc kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trong đơn vị.

          - Thực hiện chế độ khai báo, báo cáo, khi phát hiện học sinh mắc bệnh thông báo ngay cho các đơn vị y tế để phối hộp cách ly, xử lí kịp thời và thực hienej chế độ báo cáo hàng ngày (báo cáo đột xuất nếu có).

5. Công tác kiểm tra, giám sát

          - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống dịch, đặc biệt trong trường hợp có nguy cơ mắc dịch cao hoặc khi có dịch xảy ra.

          - Kiểm tra công tác thông tin, tuyên truyền, hệ thống thông tin báo cáo tình hình dịch.

          - Tăng cường kiểm tra vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          - Căn cứ hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, ban chỉ đạo nhà trường có trách nhiệm tổ chức phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên, hướng dẫn thực hiện triển khai tới 100% cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh trong toàn trường.

          - Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong nhà trường xây dựng kế hoạch bám sát với tình hình thực tế của nhà trường đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định kỳ và đảm bảo chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

Nơi nhận:

     - Đ/c HT;

     - Ban chỉ đạo;

     - Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG


CÁC TIN TỨC KHÁC
1