KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT

PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẦU GIẤY

TRƯỜNG MN HOA TRÀ MY II

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

   Số:     /KH-HTMII                                        Cầu Giấy, ngày 12 tháng 9 năm 2023

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT

         

          Thực hiện công văn số 355/PGD ngày 12/09/2023 của Phòng giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy v.v chủ động triển khai công tác phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục.

  - Trước tình hình diễn biến của bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn;

          - Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại nhà trường. Trường mầm non Hoa Trà My II xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, cụ thể như sau:

          1. Công tác tổ chức, chỉ đạo:

- Kiện toàn ban chỉ đạo công tác y tế  của nhà trường, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, để chăm sóc, bảo vệ, giáo dục sức khỏe cho học sinh. Chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

- Thành lập đội xung kích diệt bọ gậy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong đội.

          - Nắm bắt kịp thời công văn chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết  để triển khai trong nhà trường.

          - Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch. Đặc biệt chú trọng đến các biện pháp phòng bệnh.

          - Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về các biện pháp phòng, chống dịch cùng với các dấu hiệu nhận biết sớm để chủ động phòng tránh.

          - Tăng cường công tác thực hiện vệ sinh trường, lớp học, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt, phun thuốc muỗi...

          - Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình bệnh sốt xuất huyết tại các trường trên địa bàn quận Cầu Giấy để chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh tại nhà trường.

          - Phối hợp với trạm y tế phường tăng cường chỉ đạo triển khai phòng chống dịch sốt xuất huyết

           2. Công tác giám sát, xử lý ổ dịch:

          - Kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch.

          - BGH, nhân viên y tế trường, giáo viên, phối hợp với trạm y tế phường để thực hiện việc kiểm soát sức khỏe học sinh hàng ngày, thường xuyên quan sát, kiểm tra tình hình biểu hiện dấu hiệu như trẻ sốt, trên người có nốt xuất huyết thường là ở cánh tay, cẳng chân, các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất ...của học sinh vào các buổi đầu giờ vào lớp học để kịp thời cách ly.

          - Tăng cường giám sát bệnh trong trường, khi phát hiện học sinh có dấu hiệu biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết cần tiến hành cách ly, phối hợp với phụ huynh học sinh đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

          - Hàng ngày trao đổi thông tin về tình hình sức khỏe học sinh đối với những học sinh nghỉ học do ốm.

          - Báo cáo tình hình dịch bệnh lên Phòng giáo dục, trạm y tế phường.

          - Chủ động phối hợp với trạm y tế phường  chuẩn bị đủ cơ số thuốc, hóa chất (dung dịch Chloramin B 0.25%), vật tư, thiết bị, theo hướng dẫn của trạm Y tế để tham gia phòng chống dịch

          - Với những lớp có học sinh bị sốt xuất huyết phải cách ly kịp thời, theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của tất cả học sinh trong lớp. Vệ sinh đồ dùng đồ chơi lau rửa lớp học bằng cloramin B 0.25%. Thông thoáng phòng học...

          - Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh tại trường và có biện pháp xử lý kịp thời.

          3. Công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường:
         
- Hàng ngày vệ sinh lớp học, lau rửa các vật dụng của trẻ. Thông thoáng phòng học. Các vật dụng chứa nước phải có nắp đậy, loại bỏ các vật dụng chứa nước ứ đọng như các lọ cây xanh vạn liên thanh...

          - Cán bộ y tế hàng ngày đi kiểm tra quanh khu vực trường và các lớp để loại trừ các ổ loăng quăng bọ gậy tại các ổ nước đọng...

          - Phối hợp với các phòng ban, các nhóm lớp trong trường tổ chức tổng vệ sinh môi trường lớp học (lau rửa sàn nhà, lau bàn ghế, đồ chơi bằng CloraminB  2% hoặc bằng xà phòng, dung dịch tẩy rửa Vim).

          - Thực hiện lịch tổng vệ sinh toàn trường vào mỗi thứ 6 hàng tuần.
         
- Hướng dẫn phụ huynh cách phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt:

-  Đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp đựng nước.

 - Thu gom, hủy các vật dụng như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa...; dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

 - Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần.

*Phòng chống muỗi đốt:

-        Mặc quần áo dài che kín tay chân.Ngủ trong màn kể cả ban ngày.

-        Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

-        Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây bệnh sang người khác.

-        Thường xuyên kiểm tra các lớp trong các hoạt động CSND trẻ.

               -     Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, hóa chất cloraminB cho công tác xử lý ổ dịch sốt xuất huyết.

          4. Công tác tuyên truyền:

          - Tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống, các dấu hiệu nhận biết bệnh bệnh sốt xuất huyết cho cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh bằng các biện pháp: Tuyên truyền trên loa phát thanh của nhà trường, dán bài tuyên truyền tại các điểm tuyên truyền của các lớp, phát bài tuyên truyền đến từng phụ huynh…

Nơi nhận:

- Đ/c HT;

- Ban chỉ đạo;

- Các tổ, khối.

- Lưu VP.

TM. BAN CHỈ ĐẠO

TRƯỞNG BAN

CÁC TIN TỨC KHÁC
23