Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển Nhà trường đến năm 2025

UBND QUẬN CẦU GIẤY    CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM TRƯỜNGMẦMNONHOATRÀMYII                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                      

                            Số:…/KH-HTM                     Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH
Phát triển trường Mầm non Hoa Trà My II đến năm 2025

Căn cứ kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 19/06/2017 về việc phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2025;

Trường Mầm non Hoa Trà My II xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường đến năm 2025 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1.  Mục tiêu chung

Xây dựng phát triển hệ thống trường, lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ hướng tới đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong cả nước và trong khu vực, phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, tiền đề hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực công dân toàn cầu, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học phổ thông. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi.

2.  Mục tiêu đến năm 2025

2.1. Huy động trẻ mầm non trong đổ tuổi đi học, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

-                  Phấn đấu huy động trẻ em trong địa bàn phường Trung Hòa ra lớp: 40% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ (24- 36 tháng tuổi), 60% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.

-                  100% trẻ được đảm bảo học 2 buổi/ngày và ăn bán trú, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 0,25 %, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở mức 3%. Trẻ đạt chuẩn phát triển 98%,

-Duy trì và đạt kiểm định chất lượng đạt Mức độ II chuẩn vào năm 2021.

-Tiếp tục nâng cao chât lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong những năm tiêp theo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhận trẻ 5 tuổi ra lớp khi phụ huynh có nhu cầu. Chuẩn bị tốt các kĩ năng cần thiết, tâm thế sẵn sàng cho trẻ 5 tuổi trước khi vào học lớp 1 trường tiểu học.

2.2. Xây dựng trường lớp theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa.

-                  Thường xuyên tu sửa, mua mới các trang thiết bị dạy và học, chỉ đạo giáo viên khai thác triệt để các trang thiết bị trong chăm sóc giáo dục trẻ. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Chú trọng đến cảnh quan sư phạm xây dựng nhà trường sáng- xanhsạch- đẹp, tạo niềm hứng khởi cho học sinh khi đến trường.

-                  Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị theo thông tư 02 và thông tư sửa đổi bổ sung của BGD&ĐT về quy định đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy và học cho trẻmầm non ở các độ tuổi theo hướng đồng bộ , hiện đại để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của ngành và xã hội.

-                  Luôn bám sát theo chuẩn cơ sở vật chất của trường đạt Chuẩn Quốc gia để đầu tư kịp thời, đồng bộ và dài hơi.

-                  Tiếp tục đầu tư mới và tu sửa về hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học, lắp đặt đường truyền Internet tốc độ cao để có thể kết nối với thư viện điện tử toàn ngành. Tăng cường sử dụng hệ thống camera nội bộ và phần mềm quản lý.

-                  Huy động các nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào phát triển nhà trường. Phát huy sự quan tâm phối kết hợp của phụ huynh học sinh trong công tác hỗ trợ đồ dùng dạy học cho trẻ (đồ dùng vật thật, học liệu, trang thiết bị học tập ) giúp trẻ trải nghiệm khám phá phát huy tính sáng tạo.

2.3. Xây dựng phát triển đội ngũ

-                  Nguồn nhân lực: Tạo điều kiện cho CBGVNV trong nhà trường phát huy hết khả năng sáng tạo trong mọi hoạt động và tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận với giáo dục mầm non tiên tiến hiện đại để giữ vững thương hiệu, uy tín của nhà trường.

-                  Xây dựng đội ngũ CBGVNV đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống tốt, yêu nghề mến trẻ. Có năng lực và trình độ chuyên môn khá, giỏi, năng động luôn đáp ứng kịp thời những thay đổi và yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển. Có trình độ ngoại ngữ cơ bản, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản: sử dụng tốt vào thực hiện soạn bài, hoàn thành hồ sơ sổ sách và thiết kế bài giảng đáp ứng được điều kiện giáo dục hiện nay.

-                  Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng bằng nhiều hình thức: Tự bồi dưỡng, tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, tại chức ngoài giờ để nâng cao trình độ.

+ Trường chưa có chi bộ đảng do mới có 01 đảng viên(cán bộ quản lý). Phấn đấu Làm tốt công tác phát triển đảng trong nhà trường để đảng viên thực sự là lực lượng nòng cốt trong mọi hoạt động của nhà trường

+ Phấn đấu 90 % giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp: trong đó 65 % đạt xuất sắc, 35% đạt khá và không có giáo viên đạt loại trung bình.

-                  Tích cực tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo có chất lượng. Tổ chức giao lưu học hỏi các tiết dạy giỏi của bạn bè đồng nghiệp trong trường, các trường trong quận và trong thành phố.

-                  100% đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bồi dưỡng năng lực xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với yêu cầu mới, tiếp cận với chất lượng giáo dục mầm non tiên tiến trong khu vực và thế giới.

-                  Xây dựng nhà trường đạt chuẩn trường học văn hóa. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Từng bước chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

II. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng.

-                  Tăng cường trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chất lượng giáo dục mầm non trong nhà trường.

-                  Thường xuyên thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo tới cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại trường. Phát hiện và tuyên truyền những việc làm tốt, những tấm gương điển hình tiên tiến để lan tỏa, nhân rộng trong toàn trường.

-                  Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trình độ trung cấp, chứng chỉ quản lý nhà nước, thạc sĩ quản lý giáo dục.

-                  Phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn, luôn tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng tới các đoàn viên công đoàn trong nhà trường. Quan tâm bảo vệ quyền lợi và chăm lo đời sống tinh thần và vật chất đối với đoàn viên công đoàn.

2. Xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá, giỏi, có trình độ tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết nội bộ luôn phấn đấu vì mục đích chung của nhà trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau:

-  Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý:

+ 100% cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị; Quản lý nhà nước; An ninh quốc phòng.

+ Phấn đấu đến năm 2023.

+ 100% cán bộ quản lý đạt trình độ đại học sư phạm mầm non.

+ 100% cán bộ quản lý có trình độ tin học cơ bản

+ 100% cán bộ quản lý đánh giá chuẩn hằng năm đều xếp loại xuất sắc.

-  Xây dựng đội ngũ giáo viên:

+ Phấn đấu 90% giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học (đạt trình độ trên chuẩn) năm 2023.

+ 70% giáo viên có chứng chỉ tin học cơ bản, 50% giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ.

+ 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp và đạt loại khá trở lên, trong đó 65% đạt loại xuất sắc; 100% giáo viên đều xếp loại khá, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại trung bình.

100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng năng lực chuyên môn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với yêu cầu mới, tiếp cận với chất lượng giáo dục mầm non tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Đảm bảo thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo. Tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên nòng cốt tham quan, học tập các điển hình tiên tiến trong quận và trong thành phố.

Đảm bảo định biên cán bộ quản lý, giáo viên ,nhân viên, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nhà trường.

3. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non.

Tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong quản lý, chỉ đạo điều hành nhà trường theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông, trên cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác quản lý tại trường Mầm non Hòa Bình. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.

- Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng:

+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn hè, tham gia sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức dự giờ các hoạt động giỏi của nhà trường, trường bạn. Tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

+ Đi sâu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới ra trường còn ít kinh nghiệm và giáo viên còn hạn chế về nghệ thuật lên lớp.

+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày, thực hiện chương trình giáo dục để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Quan tâm xây dựng môi trường phát triển giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, phòng chống tốt các loại dịch bệnh không để lây lan trong trường học.

+ Bồi dưỡng nhân viên nuôi dưỡng về kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ, đảm bảo định lượng dinh dưỡng, cân đối tỷ lệ P, G, L, tăng lượng mỡ động vật trong khẩu phần ăn của trẻ.

+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng. Chăm sóc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Phát hiện sớm những trẻ khó khăn về sinh lý, tâm lý và thể chất phối hợp tuyên truyền với phụ huynh cho trẻ đi thăm khám theo đúng chuyên khoa để có biện pháp can thiệp sớm cho trẻ.

- Các hoạt động đảm bảo chất lượng

+ Triển khai đến CBGVNV ký cam kết thực hiện các quy định năm kỷ cương hành chính. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong đơn vị sự nghiệp và nơi công cộng.

+ Thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động do cấp trên phát động, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tập thể nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa theo đúng kế hoạch của nhà trường. Triển khai thực hiện lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động của trẻ về nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường…

+ Triển khai xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng thực hành cuộc sống.

Trường Mầm non Hoa Trà My II luôn là một địa chỉ tin cậy của phụ huynh khi gửi con ở trường, luôn tạo dựng môi trường giáo dục, học tập thân thiện, có nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao, biết sáng tạo trong tổ chức các hoạt động. Đảm bảo chất lượng về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là môi trường giáo dục đáng tin cậy của các bậc phụ huynh học sinh. Ở nơi đây trẻ được học tập, rèn luyện, trải nghiệm có cơ hội phát triển về tư duy và chuẩn bị đầy đủ tâm thế bước vào lớp 1.

4. Xây dựng mô hình trường học hiện đại và đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo hướng hội nhập quốc tế.

-                  Xây dựng mô hình trường mầm non hiện đại thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Kết nối mạng Internet trong toàn trường, trong ngành, sử dụng thư viện điện tử ngành học.

-                  Xây dựng đại trà mô hình trường học kết nối:

+ Xây dựng môi trường giáo dục, khung cảnh sư phạm thân thiện, xanh- sạchđẹp, tận dụng diện tích mặt đất làm sân vườn sinh thái . Đảm bảo 30% diện tích sân vườn là sân cỏ nhân tạo. Xây dựng khu vui chơi, khu thể chất cho trẻ an toàn, thư viện nhà trường và không gian sáng tạo phù hợp tại các sảnh của tòa nhà A&B.

+ Chương trình giáo dục nhà trường đáp ứng mục tiêu kết quả mong đợi cuối mỗi độ tuổi, tiếp cận xu hướng phát triển, phương pháp giáo dục mầm non quốc tế. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, lấy trẻ làm trung tâm. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ,tăng cường các hoạt động giao lưu tập thể như dân vũ, giao lưu văn hóa văn nghệ giữa các khối lớp để phát triển khả năng tự tin, tự lập, khả năng giao tiếp trong cộng đồng.

Trẻ mẫu giáo được làm quen tin học, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa của dân tộc. Chuẩn bị tốt cho trẻ vào học phổ thông.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy và học sáng tạo, thiết kế bài giảng E- Learning của các hoạt động để dạy trẻ, sử dụng thư viện điển tử của ngành để vận dụng vào các hoạt động học và các họa t động trong ngày của trẻ.

+ Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phối hợp trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thưc tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non theo hướng hội nhập quốc tế.

5. Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa trong giáo dục mầm non và tăng cường hợp tác quốc tế.

-                  Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục cấp học mầm non.

-                  Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo quyền lợi của người lao động.

6. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng cường nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

-                  Tham mưu với chủ đầu tư tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất đủ điều kiện về trường lớp đáp ứng được nhu cầu gửi con của dân cư trong địa bàn phường Trung Hòa.

-                  Tiếp tục giữ vững các tiêu chuẩn của trường tiên tiến.

-                  Đầu tư về đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc dạy và học.

-                  Đầu tư về thiết bị dạy học hiện đại và CNTT trong quản lý và dạy học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hiệu trưởng

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, khối trưởng các khối lớp.

Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

Tiếp nhận và quản lý trẻ, các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng và các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành. Phổ biến các Chủ trương, chínhsách, văn bản của ngành, cấp trên kịp thời đến tập thể nhà trường.

2. Tổ trưởng CSND

Phụ trách công tác CSND

-               Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm

-               Thực hiện hồ sơ, sổ sách đầy đủ theo quy định.

-               Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

-               Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Chủ trì sinh hoạt Tổ CSND.

3. Tổ trưởng chuyên môn

Phụ trách công tác chuyên môn

-                  Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm.

-                  Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

-                  Quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.

-Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Chủ trì sinh hoạt Tổ chuyên môn.

4.  Giáo viên

Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; xây dựng môi trường giáo dục; đánh giá và quản lý trẻ tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục quy định của BGDDT.    

5.  Kế toán

Quản lý hồ sơ kế toán nhà trường. Tham mưu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; lập dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp. Kế hoạch tu sửa, mua sắm tài sản của trường. Báo cáo đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho CBVC của trường. Thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

6.  Nhân viên

Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của từng bộ phận, phân công công việc cụ thể, chịu trách nhiệm về chất lượng công việc được giao./.

Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT - Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Kim Anh

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

CÁC TIN TỨC KHÁC
25