Giờ học tìm hiểu về Bánh Chưng của bé


Giờ học tìm hiểu về Bánh Chưng của bé



       Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở.


       Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực Châu Á. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Gói và nấu bánh chưng, ngồi cạnh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ Nam ra Bắc, từ xưa đến nay, bánh chưng đã có không ít thay đổi. Xưa kia, mỗi khi Tết đến, các gia đình thường cùng nhau gói bánh chưng rồi quây quần, háo hức canh nồi bánh, chờ  luộc bánh chín.

Nhưng ngày nay, do cuộc sống bộn bề, con người bận rộn, bánh chưng thường được mua sẵn tại các cửa hàng bày bán khắp nơi vào dịp Tết. Chủng loại bánh chưng cũng đa dạng hơn, nào là bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm hay bánh chưng chay đều có thể mua được, Chính vì điều đó nên các cô giáo trường mầm non Hoa Trà My II đã cố gắng tạo cho các con được làm quen với phong tục gói bánh chưng và được tìm hiểu về những chiếc bánh sau khi hoàn thiện.


      Hi vọng qua những bài học trải nghiệm này, các con sẽ càng hiểu thêm về những phong tục mà cha ông ta đã dày công gìn giữ cho tới tận bây giờ.



Mô hình một nồi bánh chưng do các cô tự tay làm tặng các bé



 
"Úm ba la mở ra nào !!! "




Cô Hường đang cho các bé xem một chiếc bánh chưng truyền thống




Các bạn nhỏ được cô hướng dẫn cắt bánh chưng





Các bé cùng nhau khoe thành quả của mình sau buổi trải nghiệm nào !
CÁC TIN TỨC KHÁC
1