Chương trình học lớp Leaf tháng 6/2020
 10:15:47 AM

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 06/ 2020 LỨA TUỔI MẪU GIÁO NHỠ 4-5 TUỔI

Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày 01/6 – 26/6/2020)

Hoạt động

Thời gian

Mục tiêu

Tuần I

(01/6 - 05/6/ 2020)

Nghề của bố mẹ

Tuần II

(08/6 - 12/6/2020)

Bé thích nghề gì?

Tuần III

(15/6 - 19/6/2020)

Hiện tượng tự nhiên

Tuần IV

(22/6 - 26/6/2020)

Nước

Đón trẻ

Trò chuyện sáng

* Cô đón trẻ với thái độ niềm nở

* Khuyến khích trẻ sử dụng một số từ chào hỏi bằng tiếng Anh.

- Tuần 1: Cho trẻ dán tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp. Trò chuyện về nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình bé. Trò chuyện về ngày Tết Hàn thực

- Tuần 2: Trò chuyện về nghề bé mơ ước. Trò chuyện về ngày Giỗ Tổ. Xem clip, hình ảnh, nghe các bài hát và trò chuyện về Bác Hồ

- Tuần 3: Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết.

- Tuần 4: Xem clip về các dạng của nước.

MT 46. Kể tên, công việc, công cụ, sản phẩm, ích lợi…. của một số nghề khi được hỏi, trò chuyện.

MT 72. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ.

MT 73. Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.

Hoạt động sáng

Thứ 2

- Khởi động

- Mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

- Khởi động

- Đá bóng

- Chơi tự do

- Khởi động

- Mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

- Khởi động

- Đá bóng

- Chơi tự do

Thứ 3

- Khởi động

- Trò chơi liên hoàn

- Chơi tự do

- Khởi động

- Nắm tay nhau chui qua vòng tròn

- Chơi tự do

- Khởi động

- Trò chơi liên hoàn

- Chơi tự do

- Khởi động

- Nắm tay nhau chui qua vòng tròn

- Chơi tự do

Thứ 4

- Khởi động

- Đá bóng

- Chơi tự do

- Khởi động

- Nhảy bao bố

- Chơi tự do

- Khởi động

- Đá bóng

- Chơi tự do

- Khởi động

- Nhảy bao bố

- Chơi tự do

Thứ 5

- Khởi động

- Tìm đường ra khỏi mê cung

- Chơi tự do

- Khởi động

- Hexathlon

- Chơi tự do

- Khởi động

- Tìm đường ra khỏi mê cung

- Chơi tự do

- Khởi động

- Hexathlon

- Chơi tự do

Thứ 6

- Khởi động

- Hexathlon

- Chơi tự do

- Khởi động

- Thi chạy tiếp sức

- Chơi tự do

- Khởi động

- Hexathlon

- Chơi tự do

- Khởi động

- Thi chạy tiếp sức

- Chơi tự do

Hoạt động học

Thứ2

Văn học

Thơ: Cái bát xinh xinh

(Đa số trẻ chưa biết)

Văn học

Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề

(Đa số trẻ chưa biết)

Văn học

Truyện: Gió và mặt trời

(đa số trẻ chưa biết)

Văn học

Truyện: Hồ nước và mây

(Đa số trẻ chưa biết)

MT 5. Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m trong 10 giây.

MT 39. Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày

MT 54. Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định

MT 55. Kể lại sự việc theo trình tự.

MT 57. Kể chuyện có mở đầu, kết thúc.

Thứ3

Khám phá khoa học

Tập làm đầu bếp

Thể dục

Bài tổng hợp: Bật xa - Ném xa bằng 2 tay - Chạy nhanh 15 m

Khám phá khoa học

Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên

(các thời điểm trong ngày)

Thể dục

Bật qua dây

Thứ4

Tạo hình

Cắt dán tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp

Tạo hình

Vẽ đàn ghi ta

(mẫu)

Tạo hình

Vẽ cầu vồng

(mẫu)

Tạo hình

Xé dán theo đề tài tự chọn - Biển

(đề tài)

Thứ5

LQVT

Đo chiều dài 2 đối tượng bằng 1 đơn vị đo

LQVT

Đếm đến 10. Nhận biết số lượng trong phạm vi 10

LQVT

Ôn số lượng trong phạm vi 10

LQVT

Sắp xếp 2 đối tượng theo quy luật

Thứ6

Âm nhạc

- Dạy hát (TT): Bác đưa thư vui tính

- Nghe hát: Anh phi công ơi

Âm nhạc

- Vỗ tay theo tiết tấu chậm(TT): “Cháu yêu cô chú công nhân”

- Nghe hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”

Âm nhạc

- Dạy hát (TT): Đếm sao

- TC: Ô cửa bí ẩn

Âm nhạc

- Vỗ tay theo tiết tấu nhanh (TT): Cho tôi đi làm mưa với

- TC: Tai ai tinh

Hoạt động ngoài trời

Thứ 2

- Đếm các đồ vật theo khả năng

- TCVĐ: Cáo và thỏ

- Tìm hiểu công việc của bác cấp dưỡng

-TCVĐ: Mèo đuổi chuột

- HĐCMĐ:

 Gieo hạt

TCVĐ: Trời nắng ,trời mưa

- QSCMĐ: Quan sát thời tiết

- TCVĐ: Bắt bướm

MT 4. Tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).

MT 33. Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

MT 92. Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.

MT 35. Sử dụng được dụng cụ để đo dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh

Chơi tự chọn: Chơi với bóng; vòng; phấn. Chơi với đồ chơi ngoài trời

Thứ 3

Sinh hoạt tập thể

Sinh hoạt tập thể

Sinh hoạt tập thể

Sinh hoạt tập thể

Chơi tự chọn: Chơi với bóng; vòng; phấn. Chơi với đồ chơi ngoài trời

Thứ 4

- Chăm sóc rau

-TCVĐ: Chuyển bánh

- Chăm sóc rau

-TCVĐ: Về đúng nhà

- Chăm sóc rau

-TCVĐ:  Tung bắt bóng

- Chăm sóc rau

- TCVĐ: Đập bắt bóng

Chơi tự chọn: Chơi với bóng; vòng; phấn. Chơi với đồ chơi ngoài trời

Thứ 5

- Tìm màu sắc trong tự nhiên

- TCVĐ: Kết nhóm qua sông

- Phân loại rác

-TCVĐ: Gieo hạt nảy mầm

- Chơi với đất sét

-TCVĐ: Tập tầm vông

- Đếm bậc cầu thang

-TCVĐ:Quả bóng nảy

Chơi tự chọn: Chơi với bóng; vòng; phấn. Chơi với đồ chơi ngoài trời

Thứ 6

- Tìm cây có quả

-TCVĐ:Nhảy qua suối

- Tập làm bác lao công

-TCVĐ:Chi chi chành chành

- Nhuộm màu vải

-TCVĐ:Đuổi bóng

- Đong nước

-TCVĐ:Lộn cầu vồng

Chơi tự chọn: Chơi với bóng; vòng; phấn. Chơi với đồ chơi ngoài trời

Hoạt động góc

* Góc trọng tâm:

- Tuần 1: Trang điểm đi hội chợ, tết tóc, tết vòng

+ Yêu cầu: Trẻ biết sử dụng đồ trang điểm, biết làm đẹp cho bạn để đi dự hội

+ Chuẩn bị: Bộ đồ trang điểm, máy làm tóc, dây chun, lược,…

- Tuần 2: Xây dựng khu vui chơi, nhà cao tầng

+ Yêu cầu: Trẻ biết nhận vai chơi, biết sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng khu vui chơi, nhà cao tầng, trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định

+ Chuẩn bị: Các khối xốp, gỗ, gạch, hàng rào, cầu trượt, bập bênh…

- Tuần 3: Phân loại dụng cụ các nghề, đếm theo số lượng, tách gộp.Sắp xếp 3 đối tượng theo quy luật.

+ Yêu cầu: Trẻ biết và phân loại dụng cụ các nghề. Trẻ biết đếm theo số lượng và tách, gộp nhóm

+ Chuẩn bị: Lô tô, tranh in dụng cụ các nghề, que tính,…

- Tuần 4: Làm các thí nghiệm về nước

+ Yêu cầu: Trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau để làm thí nghiệm về nước: Thí nghiệm chìm – nổi, nước đổi màu, tan – không tan

+ Chuẩn bị: Màu nước, các vật liệu chìm, nổi, tan, không tan trong nước, chậu, chai đựng nước…

- Các góc khác:                                  

- Góc phân vai: Nấu ăn, Bán hàng

- Góc vận động: Ném trúng đích đứng, đích ngang, bật tiến, bật chụm tách

- Góc thư viện: Xem sách, làm sách về các hiện tượng tự nhiên, các nghề bé thích.

Truyện: Gió và mặt trời

- Góc tạo hình: Vẽ về nghề bé thích, làm dụng cụ các nghề từ nguyên liệu sáng tạo (vỏ hộp, chai lọ…)

- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

- Góc âm nhạc: Biểu diễn những bài hát theo sở thích.

- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

MT 34. Nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại

MT 7. Biết tết sợi đôi

Hoạt động ăn ngủ, vệ sinh

- Phân công trẻ trực nhật theo nhóm: Kê bàn, trải chiếu, lau bàn, xếp dép, thu dọn – phân loại đồ dùng, đồ chơi.

- Trẻ tự biết rửa cốc, xả bồn cầu.

- Nhận biết một số nguy cơ không an toàn và báo với người lớn: Bạn nghịch, đồ vật nhọn…

- Trẻ nhận biết và gọi tên một số món ăn quen thuộc có lợi cho sức khỏe.

Hoạt động chiều

Thứ 2

Trẻ lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi

Rèn cho trẻ kỹ năng buộc nút

Lau dọn giá kệ

Cân, đo cho trẻ

MT 10. Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.

- Cân nặng của trẻ đạt yêu cầu của độ tuổi

- Chiều cao của trẻ Đạt yêu cầu của độ tuổi

MT 48.Kể tên và nêu 1 vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương.

Thứ 3

Đọc các bài thơ có chứa các vần khó (theo nhóm)

Vẽ dụng cụ các nghề

Tập đo

Xem clip, trò chuyện về cảnh đẹp, di tích lịch sử  của Cầu Giấy, Nghĩa Tân và nơi trẻ ở

Thứ 4

Giới thiệu trò chơi: lướt xốp – chuyển quà – đập bóng

Chơi trò chơi: Trườn dưới lưới, Alibaba

Trò chơi: Lăn bóng vào lỗ có đánh số (theo nhóm)

Trò chơi: Bowling

Thứ 5

TCHT: Xem sách truyện

TCHT: Đếm theo khả năng

TCHT: Trò chơi về các khối vuông, tròn, tam giác,…

Trò chuyện, xem clip về Bác Hồ

Thứ 6

Tết Hàn thực

Hướng dẫn trẻ làm bánh trôi

Nêu gương cuối tuần - văn nghệ

Đánh giá cuối tháng

* Kết quả thực hiện kế hoạch tháng: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Mục tiêu

Những trẻ có khả năng vượt trội

Những trẻ chưa đạt yêu cầu hoạt động

Điều chỉnh

MT 4. Tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách 3 m).

MT 5. Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m trong 10 giây.

MT 7. Biết tết sợi đôi.

MT 10. Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.

- Cân nặng của trẻ đạt yêu cầu của độ tuổi

- Chiều cao của trẻ Đạt yêu cầu của độ tuổi.

MT 33. Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

MT 34. Nhận ra qui tắc sắp xếp của ít nhất ba đối tượng và sao chép lại.

MT 35. Sử dụng được dụng cụ để đo dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh.

MT 39. Mô tả các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian trong ngày.

MT 46. Kể tên, công việc, công cụ, sản phẩm, ích lợi…. của một số nghề khi được hỏi, trò chuyện.

MT 48. Kể tên và nêu 1 vài đặc điểm của cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương.

MT 54. Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.

MT 55. Kể lại sự việc theo trình tự.

MT 57. Kể chuyện có mở đầu, kết thúc.

MT 72. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ.

MT 73. Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.

MT 92. Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn thành sản phẩm có nhiều chi tiết.

                                              

                                              

KẾ HOẠCH TUẦN I: Nghề của bố mẹ (01/6 – 5/6/2020)

 

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 2

(01/6/2020)

Văn học

Thơ: Cái bát xinh xinh

(đa số trẻ chưa biết)

1. Kiến thức:

-  Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ, đọc thuộc bài thơ.

- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ.

- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát. 

2. Kĩ năng:  

- Phát triển ngôn ngữ diễn cảm cho trẻ.

- Phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu quý đồ dùng trong gia đình.

Đ D của cô:

Màn hình trình chiếu powerpoint bài thơ

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ tham quan mô hình cửa hàng bách hóa. 
- Cô chỉ vào cái bát và hỏi trẻ 
+ Đây là cái gì?
+ Cái bát này do ai làm ra?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Cô giới thiệu tên bài thơ

* Cô đọc lần 1: Diễn cảm, ngắt nghỉ đúng

- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả

* Cô đọc lần 2: Cô đọc diễn cảm + hình ảnh minh họa

- Bài thơ của tác giả nào? Bài thơ nói về điều gì?

2.2: Đàm thoại, trích dẫn kết hợp giảng giải từ khó

2.1: Đàm thoại:         

+ Bố, mẹ của bé làm việc ở đâu?
+ Và mang về cho em bé cái gì?
- Cô đọc trích dẫn: 
“Mẹ cha công tác 
………………
Cái bát xinh xinh”
+ Cái bát được làm từ chất liệu gì?
+ Nhờ bàn tay cha, tay mẹ đã tạo nên cái bát như thế nào?
- Cô đọc trích dẫn: 
“Từ bùn đất sét 
……………………
Thành cái bát hoa”
+ Đất sét là loại đất như thế nào?
- Giải thích: Đất sét là loại đất bùn dẻo, có độ kết dính cao, và nó có những tính chất khác với các lọai đất khác
+ Khi sử dụng cái bát đó thì bé phải như thế nào?
- Cô đọc trích dẫn: 
“Nâng niu bé giữ 
..........................
Bé cầm trên tay”

Giáo dục:Để có được cái bát bố mẹ bé và các cô chú công nhân đã rất vất vả sớm hôm, trải qua rất nhiều công đoạn mới làm ra được cái bát mà hằng ngày chúng mình vẫn thường dùng để đựng cơm, canh … , khi dùng thì các con phải cẩn thận và nâng niu không làm vỡ bát và đặc biệt là phải yêu quí biết ơn cô chú công nhân.
2.3: Dạy trẻ đọc thơ:

- Cả lớp đọc cùng cô.

- Tổ đọc thơ.

- Nhóm đọc thơ.

- Cá nhân đọc thơ.

- Cả lớp đọc lại bài thơ.

3. Kết thúc:

Cô nhận xét tiết học.

Chỉnh sửa hàng năm

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

 

Thứ 3:

(02/6/2020)

Khám phá khoa học

Tập làm đầu bếp

1. Kiến thức:

- Trẻ biết phân biệt các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.

- Biết được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể bé

2. Kỹ năng:

- Trẻ nhận tên các chất dinh dưỡng qua lời nói và chữ viết

- Làm quen với cách chế biến một số món ăn đơn giản: salat trộn, mì trộn…

3. Thái độ:

Giáo dục trẻ quý trọng thức ăn, hiểu tầm quan trọng của thực phẩm đối với cơ thể trẻ

Đ D của cô:

- Máy vi tính, màn chiếu

- Logo thực phẩm của các nhóm chất

- Salat, cà chua bi, nho khô, táo, lê, dâu, thịt xông khói, sốt mayone

- Mì trứng, nước tương, thịt bằm sốt cà chua

1. Ổn định tổ chức:

Cho trẻ chơi trò chơi đi tìm thực phẩm với máy vi tính

Cách chơi:

+ Trẻ kích chuột sẽ xuất hiện những thực phẩm và kèm theo câu hỏi: Những thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng gì? Bé hãy chuẩn bị một bữa ăn đủ chất, trẻ trả lời câu hỏi đó, trẻ tự chọn các món ăn để chuẩn bị một bữa ăn có đủ 4 nhóm thực phẩm

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

 2.1: Đầu bếp kì tài

- Mỗi trẻ chọn một logo thực phẩm sau đó tự chia nhóm theo logo đã chọn

- Nhóm 1: Chất đạm: thịt gà, heo, bò…

- Nhóm 2: Chất béo: dầu, mỡ…

- Nhóm 3: Chất bột đường: bánh mì, đường, kẹo…

- Nhóm 4: Vitamin và khoáng chất: rau, củ quả…

- Mỗi trẻ sẽ nhận biết logo mình chọn thuộc nhóm chất nào và về đúng góc có biểu tượng của chất dinh dưỡng đó.

- Sau khi chia nhóm các bé sẽ thỏa thuận thực hiện món ăn của nhóm được yêu cầu.

- Trong lúc trẻ thực hiện mở nhạc bài “Đầu bếp kì tài

VD: nhóm 1: Làm món salat trộn trái cây: táo, lê cô gọt vỏ cho bé xắt hạt lựu, dâu xắt mỏng, salat rửa sạch cắt vừa ăn, cà chua xắt lát…

Nhóm 2: Mì trộn

Nhóm 3: Sắp xếp bàn ghế trang trí tiệc, làm thực đơn…

Nhóm 4: Pha nước trà, làm tráng miệng cho các bạn

Nếu nhóm nào làm xong trước thì giúp các bạn nhóm khác hoàn thành món ăn

2.2: Mời bạn cùng dự tiệc

Trẻ cùng dùng thử những món ăn do các bạn làm. GV lưu ý không nên để trẻ ăn quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến giờ ăn trưa.

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

 

Chỉnh sửa hàng năm

 

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 4:

(03/6/2020)

Tạo hình

Cắt dán tranh ảnh sưu tầm về nghề nghiệp

(nghề nông)

(Đề tài)

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách cắt đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm nghề của nông

2. Kỹ năng:

- Trẻ có khả năng phối hợp màu sắc, sắp xếp bố cục hài hòa cân đối.

- Rèn khả năng chú ý ghi nhớ, khả năng khéo léo của đôi bàn tay.

3. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động, kiên trì hoàn thành sản phẩm

ĐD của cô:

- Tranh cô dán một số dụng cụ, sản phẩm nghề nông: 2 tranh

Gi - Giá treo tranh

 - Nhạc không lời cho trẻ nghe

 -  Một số hình ảnh dụng cụ, sản phẩm nghề nông cháu đã tô màu và cô đã sưu tầm từ lịch báo

- Keo, kéo, Giấy A4, khăn lau tay, đĩa, rổ đủ cho tất cả các cháu

- Bàn, ghế đủ cho trẻ ngồi

1. Ổn định tổ chức:

Chơi trò chơi:Trồng cây”

- Để trồng được cây chúng ta cần có dụng cụ gì để trồng?

-  Cái cuốc là dụng cụ của nghề gì?

-  Ngoài cái cuốc người nông dân còn sử dụng đồ dùng, dụng cụ nào nữa?

-  Vậy sản phẩm của người nông dân làm ra là những thứ gì?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Quan sát, đàm thoại tranh gợi ý

- Cô treo tranh mẫu cô cắt dán đồ dùng, dụng cụ và sản phẩm nghề nông cho trẻ quan sát và gọi tên

 - Cô hỏi trẻ kỹ năng cắt các hình ảnh? Kỹ năng sắp xếp bố cục trong tranh và kỹ năng dán

 - Cho trẻ lấy tranh, đồ dùng về nhóm thực hiện

 - Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe và theo dõi, gợi ý hướng dẫn cho trẻ còn lúng túng

2.2: Trẻ nêu ý tưởng

- Các con định xé, dán bức tranh như thế nào?

- Các con sẽ dùng nguyên liệu gì để xé, dán?

- Để bức tranh thêm sinh động các con sẽ làm gì? Cô thấy các họa sĩ nhí đều có ý tưởng rất hay rồi đấy. Vậy các con đã sẵn sàng chưa?

- Cô mời chúng mình cùng về nhóm để thể hiện tài năng của mình nào!

- Cho nhóm trưởng của mỗi nhóm lên chọn nguyên liệu cho nhóm mình.

2.3: Trẻ thực hiện

- Cô mở nhạc và cho trẻ thực hiện các bước để làm ra sản phẩm.

- Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát, khuyến khích động viên để trẻ thực hiện.

- Cô gợi ý, hướng dẫn cho trẻ nếu trẻ chưa làm được.

2.4: Nhận xét sản phẩm

Trưng bày - nhận xét. Các họa sĩ nhí đã làm xong chưa nhỉ? Bây giờ các nhóm hãy mang những bức tranh của mình lên nơi trưng bày để cô và các bạn cùng xem nhé!

Các con thích bức tranh nào nhất? Tại sao?

Cô nhận xét thêm về nội dung bố cục của một vài tranh đặc sắc.

3. Kết thúc:Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 5:

(04/6/2020)

LQVT

Đo chiều dài các đối tượng bằng 1 đơn vị đo

Trò chơi:Thi xem đội nào nhanh

1.Kiến thức:

-Trẻ biết đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo

- Trẻ biết cách đo đúng thao tác,kỹ năng,biết đặt đúng thẻ số tương ứng

2.Kỹ năng:

-Rèn kỹ năng đo cho trẻ

3.Giáo dục:

-Trẻ hứng thú tham gia học bài và học có nề nếp

Đ D của cô:

- 1 thước đo, 3 băng giấy có màu sắc và độ dài khác nhau, thẻ số 1-9

- Các ngôi nhà có gắn thẻ số từ 4-9

1. Ổn định tổ chức:

Cô cho cả lớp nghe bài: Hạt gạo làng ta

- Hỏi trẻ vừa hát bài gì?

- Bài hát nói lên điều gì?

- Cô trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Ôn kiến thức cũ

Ôn nhận biết kết quả đo

- Cô cho trẻ chơi (Tìm đúng nhà )

- Cách chơi: Cô cho trẻ đo băng giấy của trẻ được bao nhiêu lần trẻ phải chạy về đúng nhà có số nhà bằng số lần đó, trẻ phải đếm xem băng giấy của mình có mấy đoạn để về đúng nhà có số bằng số đoạn trên băng giấy đó

(Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cô kiểm tra xem trẻ chạy về đúng nhà không?)

2.2: Đo các đối tượng khác nhau bằng 1 thước đo

*Cô làm mẫu

- Cô gắn 3 băng giấy lên bảng cho trẻ quan sát và nhận xét so sánh xem 3 băng giấy ntn với nhau?

- Băng giấy nào dài nhất

- Băng giấy nào ngắn hơn

- Băng giấy nào ngắn nhất

- Muốn biết được băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn hơn, băng giấy nào ngắn nhất chúng mình phải làm gì?

- Bây giờ cô dùng hình chữ nhật này làm thước đo để đo chiều dài của 3 băng giấy

- Cô giới thiệu chiều dài, chiều rộng của băng giấy

- Cô đo băng giấy màu vàng: Tay trái cô cầm hình chữ nhật, tay phải cô cầm bút đo chiều dài của băng giấy, đo từ trái sang phải, cô đặt chiều rộng của hình chữ nhật trùng khít lên chiều rộng của băng giấy tay phải cẩm bút kẻ vạch sát với chiều rộng bên phải của hình chữ nhật rồi nhấc hình chữ nhật lên đặt sát vạch kẻ dùng bút gạch tiếp, cứ như vậy cô đo chiều dài của băng giấy

- Sau khi đo xong cô cho trẻ đếm xem chiều dài băng giấy cô đo bằng bao nhiêu lần chiều dài hình chữ nhật và đặt thẻ số tương ứng

- Tương tự cô đo tiếp băng giấy màu xanh, màu đỏ và đặt thẻ số tương ứng

- Sau khi đo xong 3 băng giấy cô hỏi trẻ

- Băng giấy nào dài nhất? Đo được bao nhiêu lần chiều dài hình chữ nhật

- Băng giấy nào ngắn hơn, đo được bao nhiêu lần

- Băng giấy nào ngắn nhất, đo được bao nhiêu lần

* Cô chốt lại: Như vậy cùng một thước do chúng ta đo các đối tượng có chiều dài khác nhau thì cũng sẽ ra kết quả đo khác nhau, như vậy băng giấy nào dài nhất đo được nhiều lần nhất,băng giấy nào ngắn nhất đo được ít lần nhất

* Trẻ thực hiện

- Cô cho trẻ đo lần lượt 3 băng giấy và đặt thẻ số tương ứng, nhận xét kết quả đo từng băng giấy

- Băng giấy nào dài nhất? Có chiều dài bằng bao nhiêu lần thước đo

- Băng giấy nào ngắn hơn, có chiều dài bằng bao nhiêu lần thước đo

- Băng giấy nào ngắn nhất có chiều dài bằng bao nhiêu lần thước đo

- Cô hỏi ngược lại: Băng giấy màu vàng so với băng giấy màu xanh và băng giấy màu đỏ ntn? Tại sao? (Hỏi 2-3 trẻ +cả lớp)

- Tương tự như vậy hỏi tiếp băng giấy màu xanh và băng giấy đỏ

2.3: Luyện tập so sánh độ dài qua kết quả đo

* Trò chơi (Thi xem đội nào nhanh)

- Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 1 thước đo để đo 3 cây, thước đo này đều có chiều dài bằng nhau nhưng 3 cây này có chiều cao không bằng nhau, các đội sẽ dùng thước đo để đo, các đội đo xong viết số tương ứng vào bên cạnh

- Luật chơi: Đội nào đo đúng và nhanh, viết đúng số đội đó sẽ thắng cuộc

- Sau đó cô cho cả lớp kiểm tra lại kết quả

* Đo tự do: Cô cho nhóm trẻ lên đo chiều dài, chiều rộng, chân bảng, tủ, bàn, sau đó cả lớp cùng kiểm tra lại kết quả đo

3. Kết thúc:

Cô nhận xét tiết học.

Chỉnh sửa hàng năm

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 6:

(05/6/2020)

Âm nhạc

- Dạy hát (TT): Bác đưa thư vui tính

- Nghe hát: Anh phi công ơi

1. Kiến thức:

- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng gia điệu bài hát.

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

ĐD của cô:

- Nhạc bài hát và nhạc trò chơi

1. Ổn định tổ chức:

Cô cho trẻ xem video

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1. Dạy hát: “Bác đưa thư vui tính

+ Cô hát mẫu 2 lần cho trẻ nghe

- Lần 1: Cô hát không nhạc

- Lần 2: Cô hát + nhạc

+ Hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả.

* Trẻ thực hiện:

+ Cô bắt nhịp hát cùng trẻ 2-3 lần không có đàn.

+ Chú ý lắng nghe trẻ hát nếu có lỗi thì sửa, có thể đọc lời bài hát cho trẻ nghe rõ hơn.

+ Chia lớp thành 3 tổ. Đặt tên lần lượt cho 3 tổ là: họa mi, vàng anh, sơn ca, sau đó cho từng tổ hát cùng đàn.

+ Gọi 5 trẻ lên hát, gọi cá nhân sau đó nhận xét

+ Côcùng trẻ hát lại 1 lần nữa

2.2:Nghe hát: Anh phi công ơi

- Lần 1: cô hát không nhạc cô vừa hát bài gì?

- Lần 2: Cô hát có nhạc cô vừa hát bài gì?

- Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?

- Nội dung bài hát nói về điều gì?

- Lần 3 cô cho trẻ nghe hát qua phương tiện Trẻ đứng dậy hưởng ứng theo nhạc các con cùng đung đưa theo nhạc nào!

2.3: Trò chơi: “Nghe theo giai điệu đoán tên bài hát

- Cô nêu luật chơi, cách chơi

- Cho trẻ chơi 5-6 lần.

- Cô quan sát gợi ý động viên trẻ.

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm

KẾ HOẠCH TUẦN II: Bé thích nghề gì? (08/6 – 12/6/2020)

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

 

Thứ 2:

(08/6/2020)

Văn học

Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề

(đa số trẻ chưa biết)

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện tình cảm yêu quý các nghề trong xã hội.

2. Kĩ năng:  

- Phát triển ngôn ngữ diễn cảm cho trẻ.

- Phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên.

3. Thái độ:

- Hứng thú với bài học

Đ D của cô:

Màn hình trình chiếu powerpoint bài thơ

1. Ổn định tổ chức:

Cô cho trẻ xem video các công việc trong xã hội.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Cô giới thiệu bài thơ

* Cô đọc lần 1: Diễn cảm, ngắt nghỉ đúng

- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả

* Cô đọc lần 2: Cô đọc diễn cảm + hình ảnh minh họa

- Bài thơ của tác giả nào? Bài thơ nói về điều gì?

2.2: Đàm thoại, trích dẫn kết hợp giảng giải từ khó

Bạn nhỏ trong bài thơ đến lớp được chơi rất nhiều trò chơi. Đó là những trò chơi gì?

+ Khi chơi làm thợ nề bé đã làm được gì?

* Trích: “Bé chơi làm thợ nề

Xây nên bao nhà cửa

+ Khi chơi làm thợ mỏ bé đã làm ?

Bé chơi làm thợ mỏ

Đào nên thật nhiều than

+Khi chơi làm thợ hàn bé đã làm được gì?

Bé chơi làm thợ hàn

Nối nhịp cầu đất nước

+ Khi chơi làm thầy thuốc bé đã làm gì?

Bé chơi làm thầy thuốc

Cha bệnh cho mọi người

+ Bé còn chơi gì nữa?

Bé chơi làm cô nuôi

Xúc cơm cho chúa bé

Một ngày ở nhà trẻ

Bé làm bao nhiêu nghề

Chiều bố mẹ đón về

Bé lại là cái Cún

*Giáo dục: Tất cả các nghề đều có ích cho xã hội.Vì vậy các con phải yêu quý, trân trọng những người lao động và sản phẩm họ làm ra.

2.3: Dạy trẻ đọc thơ:

- Cả lớp đọc cùng cô

- Tổ đọc thơ

- Nhóm đọc thơ

- Cá nhân đọc thơ

- Cả lớp đọc lại bài thơ.

3. Kết thúc: Cô nhận xét tiết học.

 

Chỉnh sửa hàng năm

 


Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 3:

(09/6/2020)

Thể dục

Bài tổng hợp: Bật xa - Ném xa bằng 2 tay - Chạy nhanh 15 m

Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên vận động

- Biết thực hiện vận động đúng.

2. Kĩ năng:  

- Rèn lỹ năng bật, ném và chạy cho trẻ.

- Phát triển tố chất nhanh, mạnh, khéo.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trong giờ học

ĐD của cô.

- Vạch kẻ, túi cát

 ĐD của cháu: - Túi cát số lượng đủ cho học sinh

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát bài: “Mời bạn ăn”

- Trò chuyện dẫn dắt vào bài học

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Khởi động

- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau: đi thường -> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường -> đi bằng gót chân -> đi thường -> đi bằng mé bàn chân -> đi thường ->chạy chậm -> chạy nhanh, chạy chậm -> đi thường).

- Cô dùng hiệu lệnh cho trẻ vềđội hình 3 hàng dọc. (Hô cho trẻ chuyển thành 3 hàng ngang tập BTPTC)

2.2: Trọng động

a) Bài tập phát triển chung

- Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung trên nền nhạc: Đàn gà con.

b) Vận động cơ bản:Bật xa - Ném xa bằng 2 tay - Chạy nhanh 15m

+ Cô làm mẫu lần 1

+ Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị, cô đứng ở vạch xuất phát, hai tay chống hông, chân khụy để lấy đà bật. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” cô bật thật xa về phía trước, sau khi bật cô từ từ đi lên phía trước cầm túi cát bằng 2 tay ném thật mạnh về phía trước mặt  rồi chạy hết 1 vòng tròn đã được vẽ sẵn (15m). Sau đó đi về hàng đứng.

* Trẻ thực hiện:

- Lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ ở từng đội lên tập

- Lần 2: Trẻ tập lần lượt (cô quan sát và sửa sai nếu có)

- Lần 3: Nhạc bài “Bé vui khỏe” Cho trẻ thi đua: từng trẻ của 2 đội thực hiện.

c) Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Chuyền bóng qua đầu

- Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.

2.3: Hồi tĩnh.

- Cho trẻ đi xung quanh hít thở nhẹ nhàng

3. Kết thúc:

Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm

 

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

 

 

Thứ 4:

(10/6/2020)

Tạo hình

Vẽ đàn ghi ta

(mẫu)

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết vẽ các nét tạo thành sản phẩm.

- Biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối.

2. Kĩ năng:  

- Củng cố các kỹ năng lựa chọn màu sắc; sắp xếp tranh có bố cục; màu sắc hài hòa.

3. Thái độ:

Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.

ĐD của cô:

- Tranh cho trẻ quan sát.

- Giấy A4, màu

- Giá treo sản phẩm của trẻ.

ĐD của cháu:

- Giấy A4, màu

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát: “Kìa con bướm vàng”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát hướng tới chủ đề.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Quan sát, đàm thoại tranh gợi ý

- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và trò chuyện:

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh?

+ Tranh vẽ gì?

+ Bố cục bức tranh như thế nào?

+ Các con có muốn vẽ bức tranh đẹp như cô không?

2.2. Cô làm mẫu

+ Cô làm mẫu cho cả lớp cùng quan sát.

+ Đầu tiên cô sẽ dùng bút màu tối để vẽ.

+ Cô sẽ vẽ một nửa hình tròn to phía dưới.

+ Sau đó cô vẽ một nửa hình tròn bé phía trên hình tròn to để làm thân đàn.

+ Sau đó cô sẽ vẽ hai nét thẳng nối từ thân đàn về phía trước để làm tay cầm đàn.

+ Cuối cùng cô sẽ dùng bút màu để tô cây đàn cho thật đẹp.

2.3. Trẻ thực hiện

+ Cho trẻ nhắc lại các bước vẽ cây đàn.

+Cho trẻ nhawcs lại tư thế ngồi vẽ và tay cầm bút vẽ.

+ Cô bao quát, nhắc nhở, gợi ý cá nhân trẻ

2.4. Nhận xét sản phẩm

- Cô cho trẻ treo sản phẩm lên và nhận xét về sản phẩm của mình, sản phẩm của bạn.

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

 

 

Chỉnh sửa hàng năm

 

 

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

 

 

Thứ 5:

(11/6/2020)

LQVT

Đếm đến 10. Nhận biết số lượng trong phạm vi 10

1. Kiến thức:

- Trẻ đếm đến 10,nhận biết các nhóm có 10 đối tượng

2. Kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng đếm đến 10 -  Kỹ năng tạo nhóm có 10 đối tượng

3. Thái độ:

- Trẻ ngoan ngoãn, chú ý, nghiêm túc trong giờ học, biết quan tâm đến bạn bè

ĐD của cô:

- Một số PTGT (Xe máy, xe đạp, ô tô,…)

- Lô tô bác tài xế, ô tô

- Thẻ số

- Các nhóm đồ vật có số lượng là 10 xung quanh lớp.

1. Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ hát bài: “Tập đếm”

- Trò chuyện dẫn dắt vào bài học.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Ôn đếm  đến 9

- Cho trẻ đi tham quan siêu th xe.

- Các con hãy nhìn xem xe gì đây? (Xe máy)

- Có bao nhiêu chiếc xe,máy? (Trẻ đếm 1-2-3-4-5….9)

- Có bao nhiêu xe đạp?(Trẻ đếm 1-2-3-4……8)

- Các cháu hãy nhìn xem cô có thẻ số mấy đây?(Số 9)

- Vậy làm thế nào để số xe đạp bằng với số thẻ của cô?(Thêm 1 xe đạp)

- 1 bạn lên giúp cô chọn thêm 1 xe đạp nữa!

- Cho trẻ đếm lại số xe đạp.

- Cô cho trẻ về chỗ ngồi

2.2: Đếm đến 10, Nhận biết các nhóm có 10 đối tượng

- Các con hãy nhìn xem, trên tay cô có gì? (Ô tô)

- Cô gắn 9 ô tô lên.

- Cho trẻ đếm xem có bao nhiêu ô tô.

- Tương ứng với 9 ô tô cô gắn thẻ số mấy?

- Để ô tô của chúng ta đi được cần phải có những bác tài xế tài ba.

- Cô gắn 10 bác tài xế lên và cho trẻ đếm.

- Có bao nhiêu bác tài xế?

- Tương ứng với 10 bác tài xế cô sẽ gắn thẻ số mấy?

- Bạn nào có nhận xét gì về 2 nhóm nào? (Không bằng nhau)

- Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau và cùng bằng 10? (Thêm 1 ô tô)

- Bây giờ 2 nhóm như thế nào với nhau?

- Bằng nhau và cùng bằng mấy? (Bằng 10)

- Vì sao con biết 2 nhóm bằng nhau? (Vì cả 2 nhóm đều có số lượng là 10 không thừa ra cái nào)

* Vậy 9 thêm 1 bằng 10.

- Vậy tương ứng với 10 ô tô và 10 bác tài xế thì gắn thẻ số mấy? (10)

- Cô gắn thẻ số 10 vào.

- Cả lớp đếm lại cả 2 nhóm.

- Cô cho trẻ quan sát số 10.

- Cô giới thiệu cấu tạo của số 10.

- Cô cho trẻ viết số 10 trên không.

- Cô cất lần lượt số ô tô (Trẻ đếm 1,2,3,…10)

- Cô cất lần lượt bác tài xế (Trẻ đếm 1,2,....10)

2.3. Luyện  tập

- Cho trẻ lấy rổ về chỗ.

- Cô hỏi trong rổ trẻ có những gì?

- Cho trẻ xếp số ô tô trong rổ ra.

- Có bao nhiêu ô tô? (Trẻ đếm 1-2-3-4-5-6…9)

- Cho trẻ xếp số bác tài ra.

- Có bao nhiêu  bác tài xế? (Trẻ đếm 1-2-3-4-5-6….10)

- Vậy 2 nhóm như thế nào với nhau?

- Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau và cùng bằng 10?

- Bây giờ 2 nhóm như thế nào với nhau?

- Bằng nhau và cùng bằng mấy?

- Chúng ta hãy kiểm tra xem 2 nhóm có cùng bằng nhau không nhé! (Trẻ đếm lại cả 2 nhóm)

* Vậy 9 thêm 1 bằng 10.

- Cô cho trẻ đi cất rổ

* TC 1: “Tìm nhóm đồ vật”.

- Chia trẻ thành 2 đội, thi đua tìm các nhóm PTGT có số lượng là 10 ở xung quanh lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

+ TC 2: “Thi tạo nhóm”

- Cô giải thích trò chơi, cho trẻ vừa đi vừa hát tự do trong phòng, khi có hiệu lệnh của cô

- Cô cho trẻ chơi 2-3  lần 

3. Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ ra sân chơi.

 

 

Chỉnh sửa hàng năm

 

 

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

 

 

Thứ 6:

(12/6/2020)

Âm nhạc

- Vỗ tay theo tiết tấu chậm (TT): “Cháu yêu cô chú công nhân”

- Nghe hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”

1. Kiến thức:

-Trẻ nhớ tên bài hát,tên tác giả

2. Kỹ năng:

-Rèn kỹ năng vổ tay theo tiết tấu phối hợp

3. Thái độ:

-Giáo dục trẻ yêu quý những người lao động.

ĐD của cô:

Nhạc bài hát: cháu yêu cô chú công nhân, lớn lên cháu lái máy cày.

1. Ổn định tổ chức:

-Cô cùng trẻ quan sát tranh về nghề xây dựng

- Trò chuyện về nội dung bức tranh

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm bài "Cháu yêu cô chú công nhân”

- Cô giới thiệu bài hát sau đó hát cho trẻ nghe

- Cô giải thích nội dung bài hát sau đó cho trẻ hát cùng cô một lần.

- Cô cùng trẻ hát kết hợp với nhạc hai lần.

- Muốn cho bài hát thêm sinh động thì chúng ta sẽ vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.

- Cô vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm cho trẻ quan sát.

- Cô cùng trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm 2- 3 lần

- Thực hiện theo nhóm, cá nhân

- Cô sửa sai cho những trẻ chưa làm được.

2.2:Nghe hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”

Cô giới thiệu bài hát sau đó hát cho trẻ nghe 1 lần

Cô giải thích nội dung bài hát sau đó mở băng cho trẻ nghe, cô múa minh họa theo lời bài hát.

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

 

 

Chỉnh sửa hàng năm

 

KẾ HOẠCH TUẦN III: Hiện tượng tự nhiên (15/6 – 19/6/2020)

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 2

(15/6/2020)

Văn học

Truyện: Gió và mặt trời

(đa số trẻ chưa biết)

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện.

- Trẻ tập kể chuyện sáng tạo.

2. Kĩ năng:  

- Phát triển khả năng ghi nhớ, kĩ năng kể chuyện diễn cảm, nói hết câu đầy đủ.

3. Thái độ:

- Hứng thú với tiết học

ĐD củacô:

- Giáo án powerpoint, máy chiếu, các hình ảnh của câu truyện.

1. Ổn định tổ chức:

- Hát bài:“ Cháu vẽ ông mặt trời”

- Chúng mình vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1 Kể chuyện và đàm thoại

+ Lần 1: Cô kể chuyện bằng lời diễn cảm

- Cô vừa kể câu chuyện gì?

- Để hiểu thêm về câu chuyện chúng mình cùng hướng lên màn hình để xem lại câu chuyện nhé!

+ Lần 2: Cô kể chuyện theo màn hình

- Cô vừa kể câu chuyện gì?

- Trong chuyện có những ai?
- Gió và mặt trời ai cũng cho mình là người mạnh nhất?

Sau khi gây ra thiên tai, bão táp làm sập nhà cửa, cây cối, Thần Gió càng lúc càng tỏ ra ngạo mạn…

- Vậy theo con, ai là người mạnh nhất?
- Gió và mặt trời đã tổ chức cuộc thi như thế nào?

…Một hôm Thần Gió tranh cãi với Mặt Trời xem ai là kẻ mạnh nhất. Nhìn xuống mặt đất, thấy một khách bộ hành khoác chiếc áo tơi đang đi, Mặt Trời bảo: “Chẳng cần cãi nhau làm gì, hễ ai làm cho người khách bộ hành kia phải cởi chiếc áo ra sẽ thắng cuộc và là kẻ mạnh nhất!” …”

- Ai là người làm cho chú thỏ cởi bỏ áo khoác ra?
Cho trẻ làm động tác của gió và mặt trời
Làm thí nghiệm về gió: chia trẻ làm 2 nhóm, tự đi lấy các đồ dùng về làm thí nghiệm 

Giáo dục: Câu chuyện này muốn nói ai cũng có một sức mạnh khác nhau không khoe khoang.

2.2 Cô cho trẻ xem video

- Cô khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện cùng cô.

3. Kết thúc:

- Nhận xét giờ học tuyên dương trẻ 

Chỉnh sửa hàng năm


Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 3

(16/6/2020)

Khám phá khoa học

Tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên

(các thời điểm trong ngày)

1. Kiến thức:

- Trẻ hiểu biết về một số hiện tượng thiên nhiên:mưa, nắng, gió và ảnh hưởng của các hiện tượng thiên nhiên đó đối với cuộc sống con người

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ cách ứng xử phù hợp với từng hiện tượng thiên nhiên:khi đi ra ngoài trời nắng thì phải đội mũ che nắng, khi đi ra ngoài mà có trời mưa thì phải che dù và mặc áo mưa.

- Trẻ có tinh thần cùng người lớn bảo vệ môi trường.

ĐD củacô:

- Đồ dùng phương tiện:

 + Một số tranh ảnh về các hiện tượng thiên nhiên

+ Các slide trình chiếu hình ảnh động về các hiện tượng thiên nhiên:mưa, nắng, gió.

+ Đĩa nhạc có bài “Trời nắng, trời mưa”, “Cho tôi đi làm mưa với”

- Phương pháp: quan sát, đàm thoại, giảng giải.

1. Ổn định tổ chức:

- Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “Trời nắng, trời mưa”. Cô cùng trẻ đàm thoại nội dung bài hát.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Trong tự nhiên có các hiện tượng thiên nhiên: nắng, mưa, gío, bão... Các hiện tượng thiên nhiên ấy có thể có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của chúng ta không. Hôm nay, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu các hiện tượng đó.

- Cô cùng trẻ xem các hình ảnh về các hiện tượng: nắng, mưa, gió...và trò chuyện cùng trẻ.

* Mưa:

- Hình ảnh gì vậy các con?

- Bầu trời tối mịt, mây đen kéo đến báo hiệu sắp có gì?

- Trên bầu trời các con thấy gì? (sấm sét). Và mưa trút xuống.mưa cung cấp nước cho con người và cho sinh vật trên mặt đấtcác conạ.

- Khi trời mưa xuống sinh vật sẽ như thế nào?

- Nếu trời mưa to lâu ngày thì sẽ gây thiệt haị gì cho con người?

(Đường bị ngập nước, xảy ra lũ lụt.Cô lần lượt trình chiếu các hình ảnh cho trẻ xem).

- Giáo dục trẻ đi ra ngoài khi trời mưa thì phải che ô, mặt áo mưa và phải đi cùng người lớn. Không được uống nước mưa.

* Nắng:

- Vì sao các con biết trời nắng? (có ông mặt trời) - Nắng có lợi gì cho chúng ta?

Nắng giúp cho muôn hoa khoe sắc, nhờ ánh nắng mà giúp con người có thể phơi khô quần áo.Ở nông thôn nắng giúp cho các bác nông dân phơi khô lương thực như: Lúa, ngô, khoai, sắn... Cũng như nắng, mưa cũng có 2 mặt lợi và hại, nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

- Nếu như trời nắng to lâu dài thì chúng ta sẽ có cảm giác gì? (nóng nực)

- Cây cối sẽ như thế nào? (khô cằn, đất đai nứt nẻ vì thiếu nước).

- Gáo dục trẻ khi đi ngoài trời nắng thì phải đội mũ nón. Không chơi ngoài trời nắng to.

* Gió:

- Cho trẻ lắng nghe tiếng gió thổi. Hỏi trẻ đó là tiếng gì?

- Cô giới thiệu từng hình ảnh và nói về ích lợi của gió đối với đời sống con người. Khi trời nóng bức nếu không có gió thì chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu.

- Nhưng nếu có gió to sẽ gây ra hiện tượng gì?Các conthấy bão chưa? Khi có gió to kèm theo mưa thì gây ra bão và làm cho cây cối ngã đổ trên đường làm tắt nghẽn lối đi.

- Vậy trời bão các con có được đi ra ngoài không?

- Giáo dục trẻ không đi ra ngoài khi có gió to.Đeo kính để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài.

* Trò chơi 1: “Trời mưa, trời nắng”.Trời mưa: che dù, mưa nhỏ- trẻ vỗ tay nhỏ, mưa to- trẻ vỗ tay to, sấm sét- vỗ đùng đùng.

* Trò chơi 2: “Ghép tranh”

Chia trẻ làm 2 đội, lên gắn những bức tranh rời để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Nếu đội nào gắn đúng và nhanh nhất thì đội đó sẽ chiến thắng.

3. Kết thúc

Cho trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”.

Chỉnh sửa hàng năm


Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 4:

(17/6/2020)

Tạo hình

Vẽ cầu vồng

(mẫu)

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết vẽ các nét.

- Biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối, trẻ phối hợp giấy màu để tạo thành bức tranh đẹp của trẻ.

2. Kĩ năng:  

- Củng cố các kỹ năng lựa chọn màu sắc; sắp xếp tranh có bố cục; màu sắc hài hòa.

3. Thái độ:

Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.

ĐD của cô:

- Tranh cho trẻ quan sát.

- Giấy A4, màu

- Giá treo sản phẩm của trẻ.

1. Ổn định tổ chức:

- Trẻ vui hát: “Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát hướng tới chủ đề

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1. Quan sát, đàm thoại tranh gợi ý

- Cô treo tranh có hình ảnh cho trẻ quan sát, nêu nhận xét.

- Ai có nhận xét gì về tranh?

- Tranh vẽ gì?

- Bố cục bức tranh như thế nào?

- Màu sắc  bức tranh ra sao?

- Các con có muốn vẽ bức tranh đẹp như thế này không?

2.2. Cô làm mẫu

- Đầu tiên cô sẽ vẽ hai đám mây ở hai đầu. Sau đó cô sẽ sử dụng các nét cong để nối hai đám mây lại với nhau tạo thành cầu vồng.

- Sau khi vẽ xong cô sẽ chọn mùa để tô cho bức tranh thêm đẹp.

2.3. Hỏi ý tưởng trẻ

- Cô cho trẻ nêu ý tưởng về bức tranh của mình.

2.4. Trẻ thực hiện

- Cho trẻ thực hiện.

- Cô bao quát, nhắc nhở, gợi ý cá nhân trẻ

2.5. Nhận xét sản phẩm

- Cô cho trẻ treo sản phẩm lên và nhận xét về sản phẩm của mình, sản phẩm của bạn.

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm


Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 5:

(18/6/2020)

LQVT

Ôn số lượng trong phạm vi 10

1. Kiến Thức: 

 - Trẻ biết đếm đến 10 và nhận biết nhóm có số l đến số                                         lượng bằng 10.

2. Kỹ năng:  

- Trẻ đếm thành thạo.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú trong giờ học, tham gia tích cực vào trò chơi.

ĐD của cô:

- 10 tranh Bác Hồ

- 9 bông hoa.

- Lô tô đủ cho trẻ.

- 2 bảng lớn.

ĐD của cháu:

Như của cô kích thước nhỏ hơn đủ cho từng học sinh

1. Ổn định tổ chức:

Cô trò chuyện cùng trẻ về Bác Hồ, về ngày 1/6.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Ôn số l­ượng trong phạm vi 10.

- Cô đ­ưa tranh ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:

- Cô có những bức tranh của ai đây?

- Có bao nhiêu bức tranh vẽ Bác? (Co trẻ đếm ).

- Cô gắn 9 bông hoa lên và hỏi trẻ: Đây là gì? (những bông hoa), có bao nhiêu bông hoa? (Cho trẻ đếm ).

- Cho trẻ đếm lại số ảnh và số hoa?

- Các con thấy số ảnh và số hoa như­ thế nào với nhau?

- Có bằng nhau không? Vì sao?

- Cô xếp t­ương ứng 1-1 số hoa và số ảnh Bác cho trẻ đếm lại .

- Cô hỏi trẻ: Muốn có đủ bông hoa để tặng Bác thì các con phải làm thế nào? (Thêm một bông hoa).

- Bây giờ các con đã có đủ hoa để tặng Bác chư­a?

- Thế số hoa là bao nhiêu?Số ảnh Bác là bao nhiêu?

- Đã bằng nhau chư­a?và bằng mấy? (10)

2.2: Trò chơi củng cố.

+ TC1: “Thi xem ai nhanh”

- Cô phát lô tô cho trẻ, yêu cầu trẻ xếp 10 ảnh Bác thành 1 hàng và đếm. Sau đó yêu cầu trẻ xếp d­ưới mỗi ảnh Bác là một bông hoa và so sánh, đếm số l­ượng tư­ơng ứng.

+ TC2: “Làm theo yêu cầu của cô”.

- Cô có 2 bảng lớn, cô chia trẻ làm 2 tổ, mỗi tổ 10 bạn.

- Cô yêu cầu tổ A gắn cho cô 10 ảnh Bác lên bảng. Tổ B gắn cho cô 10 bông hoa lên bảng.

- Các con nghe nhạc và cùng chơi, khi nào bản hết bản nhạc thì cuộc chơi kết thúc.

- Cô chú ý động viên trẻ tham gia hứng thú.

- Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần.

3. Kết thúc:

-  Cô chuyển hoạt động khác cho trẻ.

Chỉnh sửa hàng năm


Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 6:

(19/6/2020)

Âm nhạc

- Dạy hát (TT): Đếm sao

- TC: Ô cửa bí ẩn

1. Kiến thức:

- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng gia điệu bài hát.

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

ĐD của cô:

- Nhạc bài hát và nhạc trò chơi

1. Ổn định tổ chức:

Cô cho trẻ xem video

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1. Dạy hát: “Đếm sao

+ Cô hát mẫu 2 lần cho trẻ nghe

- Lần 1: Cô hát không nhạc

- Lần 2: Cô hát + nhạc

+ Hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả.

* Trẻ thực hiện:

+ Cô bắt nhịp hát cùng trẻ 2-3 lần không có đàn.

+ Chú ý lắng nghe trẻ hát nếu có lỗi thì sửa, có thể đọc lời bài hát cho trẻ nghe rõ hơn.

+ Chia lớp thành 3 tổ. Đặt tên lần lượt cho 3 tổ là: họa mi, vàng anh, sơn ca, sau đó cho từng tổ hát cùng đàn.

+ Gọi 5 trẻ lên hát, gọi cá nhân sau đó nhận xét

+ Côcùng trẻ hát lại 1 lần nữa

2.2. Nội dung kết hợp: Trò chơi “Ô cửa bí ẩn”

- Cô nêu luật chơi, cách chơi

- Cho trẻ chơi 5-6 lần.

- Cô quan sát gợi ý động viên trẻ.

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm

KẾ HOẠCH TUẦN IV: Nước (22/6 – 26/6/2020)

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thư 2:

(22/6/2020)

Văn học

Truyện : Hồ nước và mây

(Đa số trẻ chưa biết)

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được các nhân vật trong câu chuyện.

- Trẻ nắm được nội dung câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngữ.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia giờ học.

ĐD của cô:

- Tranh minh họa, rối,  nội dung truyện.

1. Ổn định tổ chức:

Cô và trẻ cùng hát: "Tìm bạn thân" Nhạc và lời: Việt Anh.
- Các con vừa hát bài gì?
- Nội dung bài hát nói về điều gì ?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1 Kể chuyện và đàm thoại

- Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng rối bóng
- Vừa rồi cô đã kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào? 

- Lần 2: Cô kể kết hợp slide

* Đàm thoại trích dẫn:

 - Lớp mình vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

 - Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

 -Mở đầu câu chuyện đã kể về sự tranh cãi của Hồ nước và Mây không cần đến nhau.

    “Vào một ngày cuối xuân...tận trời xanh”.

- Hồ nước cuộn sóng nói gì với chị Mây?

“....khi có ánh nắng.....của tôi”.

- Thế chị Mây đã trả lời Hồ nước ra sao?

“....Cô bé ơi.....có cô”.

- Hồ nước đáp lại với chị Mây như thế nào?

“.....Tôi cần gì chị”

- Chị Mây đã phản ứng như thế nào?

“....Chị Mây......trời xanh”

- Những ngày không có chị Mây chuyện gì đã xảy ra?

“.....Những ngày hè...... cạn kiệt dần”.

 - Lúc này, hồ nước mới hạ giọng cầu cứu như thế nào?

“....Chị Mây ơi.....chết mất”

- Bầy tôm cá than vãn ra sao?

Nghe tiếng cầu cứu của Hồ nước và tiếng than vãn của bầy cá tôm, Chị Mây đã làm gì?

“... Nghe tiếng cầu cứu....lớn dần lên”.

  - Được tưới nước xuống, Hồ nước rối rít cảm ơn chị Mây như thế nào?

“....Mặt hồ lao xao.......chị Mây”

- Hồ nước đã làm gì sau đó?

“....hồ nước.....soi mình”

- Còn chị Mây như thế nào?

“......Tà áo đen của chị Mây....dải lụa”

- Chị Mây đã nói gì với hồ nước?

“...không có....nổi đâu”

- Sau đó chuyện gì đã xảy ra?

“......hồ nước....chị Mây lớn dần lên”

- Từ đó, Hồ nước và Mây không bao giờ tranh cãi kể công với nhau nữa.

- Cả hai đều thấm thía bài học gì?

* Giáo dục: Câu chuyện "Hồ nước và Mây" kể về Nước và mây có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhờ có mây làm mưa mới có nước, nhờ có ông mặt trời chiếu những tia nắng xuống, làm cho nước nóng bốc hơi lên tạo thành mây. Vì vậy Mây và Nước rất cần nhau, không thể thiếu nhau được.

  Qua câu chuyện, cô mong rằng trong cuộc sống các con phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và hiểu được bài học “ở đời không ai sống được một mình”.

2.2 Cô cho trẻ xem video

- Cô khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện cùng cô.

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 3:

(23/6/2020)

Thể dục

Bật qua dây

Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên vận động

- Biết thực hiện vận động đúng.

2. Kĩ năng  

- Phát triển tố chất nhanh, mạnh, khéo.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trong giờ học

ĐD của cô và trẻ:

Vạch xuất phát,

2 quả bóng, 2 dây thể dục.

1. Ổn định tổ chức:

- Trò chuyện dẫn dắt vào bài học

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Khởi động

- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau: đi thường -> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường -> đi bằng gót chân -> đi thường -> đi bằng mé bàn chân -> đi thường ->chạy chậm -> chạy nhanh, chạy chậm -> đi thường).

- Cô dùng hiệu lệnh cho trẻ vềđội hình 3 hàng dọc. (Hô cho trẻ chuyển thành 3 hàng ngang tập BTPTC)

2.2: Trọng động

a) Bài tập phát triển chung

- Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung trên nền nhạc: Đàn gà con.

b) Vận động cơ bản:Bật qua dây

+ Cô làm mẫu lần 1

+ Cô làm mẫu lần 2 phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị, cô đứng ở vạch xuất phát, hai tay cô chống vào hông, hai chân rộng bằng vai. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” cô nhún chân xuống để bật qua dây rồi chạy về vị trí đứng của mình.

* Trẻ thực hiện:

- Lần 1: Cô cho lần lượt 2 trẻ ở từng đội lên tập

- Lần 2: Trẻ tập (cô quan sát và sửa sai nếu có)

- Lần 3: Nhạc bài “Bé vui khỏe” cho trẻ thi đua.

c) Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Chuyền bóng qua đầu

- Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.

2.3: Hồi tĩnh.

- Cho trẻ đi xung quanh hít thở nhẹ nhàng

3. Kết thúc:

Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm


Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 4

(24/6/2020)

Tạo hình

Xé dán theo đề tài tự chọn - Biển

(đề tài)

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài học, nội dung bài học.

2. Kỹ năng:

Trẻbiết vận dụng các kỹ năng xé dán đã học để tạo ra sản phẩm

- Trẻ sử dụng phối hợp kỹ năng với các phụ liệu khác để tạo ra sản phẩm.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tích cực sáng tạo tham gia hoạt động.

ĐD của cô:

-  Các loại giấy khác nhau

-  Hồ dán, keo sữa, kéo,….

ĐD của trẻ:

Vở tạo hình, giấy màu, hồ dán

1. Ổn định tổ chức:

Cô cùng cả lớp hát: “Bé yêu biển lắm”

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Quan sát, đàm thoại tranh gợi ý

- Cho trẻ đi thăm phòng triển lãm tranh.

- Cô có bức tranh gì đây?

- Cây xanh này có đặc điểm gì?

-Bãi biển trông như thế nào?

- Để có được bức tranh như vậy các bạn phải làm gì?

- Các bạn đã sử dụng nguyên vật liệu gì để xé, dán? Vừa rồi chúng mình đã được quan sát rất nhiều những bức tranh về bãi biển. Các con thấy những bức tranh đó có gì giống và khác nhau?

 - Các con có muốn tạo ra những bức tranh vềbãi biển đẹp như vậy không?

2.2: Trẻ nêu ý tưởng

- Các con muốn xé, dán bức tranh như thế nào?

- Các con sẽ dùng nguyên liệu gì để xé, dán?

- Để bức tranh thêm sinh động các con sẽ làm gì?Cô thấy các họa sĩ nhí đều có ý tưởng rất hay rồi đấy. Vậy các con đã sẵn sàng để bắt tay vào làm chưa?

- Cô mời chúng mình cùng về bàn để làm nào.

2.3: Trẻ thực hiện

- Cô mở nhạc và cho trẻ thực hiện

- Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát, khuyến khích động viên để trẻ thực hiện.

- Cô gợi ý, hướng dẫn cho trẻ nếu trẻ chưa làm được.

2.4: Nhận xét sản phẩm

Trưng bày – nhận xét.

- Cho trẻ mang tranh lên trưng bày.

- Các con thích bức tranh nào nhất? Tại sao?

- Cô nhận xét thêm về nội dung bố cục của một vài tranh đặc sắc.

=> Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc, bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi.

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 5:

(25/6/2020)

LQVT

Sắp xếp 2 đối tượng theo quy luật

1. Kiến thức.
- Trẻ nhận biết một số quy tắc sắp xếp đơn giản.
-Trẻ biết cách sắp xếp các đối tượng theo mẫu.
2. Kỹ năng:
- Trẻ sắp xếp được đối tượng theo quy tắc cho trước.
- Trẻ phát hiện và nêu lên các quy tắc sắp xếp của đối tượng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động.

ĐD của cô:

- Mô hình vườn hoa 
- Bài hát: Màu Hoa, em yêu cây xanh

ĐD của trẻ:
- Mỗi trẻ 8lô tô hoa; 4 hoa đỏ, 4 hoa vàng.
- Mỗi trẻ 3 thẻ số:1,2,3.

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát bài: "Màu Hoa"
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
+ Chúng mình vừa cùng cô hát bài hát gì?
+Trong bài hát có nhắc đến những màu hoa gì?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1 Nhận biết qui tắc sắp xếp.
+ Đã đến vườn hoa của cô tiên xanh rồi.Các con thấy vườn hoa của cô tiên xanh có đẹp không?
+ Trong vườn có trồng những loại hoa gì?
+ Con có nhận xét gì về cách trồng hoa cúc?
+ Luống hoa hồng được trồng như thế nào?
+ Còn luống hoa này có gì đặc biệt?
=>Như vậy việc trồng hoa ở mỗi luống theo một trình tự nhất định được lặp đi lặp lại nhiều lần gọi là qui tắc.
2.2: Dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc.
a) Tạo quy tắc sắp xếp theo ý thích của trẻ:
+ Cô tiên xanh đã dành tặng cho mỗi bạn rất nhiều những cây hoa đẹp, các con hãy lấy hoa ra và trồng theo những qui tắc mà con thích?
- Cho trẻ lấy hoa và sắp xếp theo cách của trẻ.
- Cho 3-4 trẻ nêu cách sắp xếp của mình.Hỏi trẻ :
+ Có bạn nào có cách sắp xếp giống bạn không?
+ Từ những cây hoa của cô tiên xanh, mỗi bạn lại có cách trồng hoa khác nhau, góp phần làm cho vườn hoa thêm rực rỡ đấy. Bây giờ chúng mình sẽ cùng trồng những bông hoa này theo cách của cô nhé.
b) Sắp xếp theo yêu cầu.
* Lần 1: Sắp xếp theo qui tắc 1 hoa đỏ - 1 hoa vàng.
- Cho trẻ quan sát mẫu sắp xếp của cô và nêu nhận xét.
- Con có nhận xét gì về cách sắp xếp hoa của cô?
- Cho trẻ sắp xếp theo mẫu của cô. Cô quan sát và hỏi trẻ cho trẻ nêu cách sắp xếp của mình và bạn?
* Lần 2: Sắp xếp theo qui tắc 1 hoa đỏ 2 hoa vàng
- Cho trẻ quan sát mẫu sắp xếp của cô và nhận xét
+ Con có nhận xét gì về cách sắp xếp các cây hoa này của cô?
- Cô thao tác mẫu và giải thích cách thực hiện.
- Cho trẻ sắp xếp theo mẫu của cô. Cô quan sát và cho trẻ nêu cách sắp xếp của mình và bạn.
* Lần 3: sắp xếp theo qui tắc 2 hoa đỏ- 1 hoa vàng.
(Tương tự như trên)
+ Như vậy là có 3 cách sắp xếp các cây hoa theo yêu cầu của cô.
- Cô cho trẻ quan sát các cách đã thực hiện và nêu nhận xét
=>Việc sắp xếp các cây hoa lặp đi lặp lại nhiều lần theo một trình tự nhất định gọi là sắp xếp theo quy tắc. 
2.3: Luyện tập.
* Trò chơ: Ai thông minh hơn?
+ Cách chơi: Trên màn hình sẽ xuất hiện một nhóm đối tượng được sắp xếp theo quy tắc. Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì sẽ giành chiến thắng.

- Luật chơi: Các bạn chỉ được trả lời khi có hiệu lệnh của cô. Nếu bạn nào trả lời trước sẽ bị loại.

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

- Nhận xét trò chơi

3. Kết thúc:

- Cô tuyên dương trẻ và cho trẻ nghỉ

Chỉnh sửa hàng năm

Nội dung

Mục đích – yêu cầu

Chuẩn bị

Cách tiến hành

Lưu ý

Thứ 6

(26/6/2020)

Âm nhạc

- Vỗ tay theo tiết tấu nhanh (TT): Cho tôi đi làm mưa với

- TC: Tai ai tinh

1. Kiến thức: 

+ Trẻ hát đúng và vỗ tay đúng nhịp theo bài hát. 

+ Trẻ hát thuộc lời bài hát.

2. Kỹ năng: Trẻ chú ý nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát.

+ Trẻ biết cách hát và vận động theo nhạc bài

3. Thái độ: 

Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các giác quan. Hứng thú tham gia tiết học.

ĐD của cô:

- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát

ĐD của trẻ:

- Dụng cụ âm nhạc trẻ để trẻ biểu diễn

1. Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ nghe và đoán âm thanh (tiếng mưa rào, tiếng sấm sét)
- Trẻ đoán xong cô mở slide kết quả cho trẻ quan sát một số hình ảnh về trời mưa, sấm sét…
- Hỏi trẻ lợi ích của mưa (cô gợi ý trẻ nếu trẻ không biết trả lời)
- Muốn có nguồn nước sạch chúng mình phải làm gì?
- Làm thế nào để sử dụng nước tiết kiệm?
Cô khái quát lại lợi ích của mưa đồng thời chỉ ra tác hại của việc mưa nhiều gây lũ lụt, xói mòn,…(cho trẻ quan sát mưa to gây lũ lụt, mưa xuân,…) 
Cô giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức:

2.1: Dạytrẻ vỗ taytheo tiết tấu nhanh (TT): Cho tôi đi làm mưa với.
- Cho trẻ nghe một đoạn nhạc: “Cho tôi đi làm mưa với”
- Cho trẻ đoán tên bài hát, tác giả
- Cho trẻ hát lại bài hát 1- 2 lần.
- Cô cho trẻ sáng tạo vận động.
- Cô gọi trẻ tên vận động
- Cô giới thiệu cách vận động mới: vỗ tay theo tiết tấu nhanh
- Cô thực hiện vận động
- Cô hướng dẫn trẻ vỗ tay.
- Cho trẻ thực hiện:
+ Cả lớp vỗ tay và hát theo nhạc (2-3 lần)
+ Tổ: Mỗi tổ 1 lần dưới hình thức thi đua (cho trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc biểu diễn).
+ Nhóm: Dưới hình thức thi đua.
+ Cá nhân:
(Cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ )
2.2. Trò chơi: “Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô khuyến khích, động viên, nhắc nhở trẻ trong khi chơi
Kết thúc trò chơi cô khen ngợi trẻ 
3. Kết thúc: 
Cô cho trẻ làm chị mưa, chị gió vừa đi vừa hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” và đi ra ngoài.

Chỉnh sửa hàng năm

CÁC TIN TỨC KHÁC
1